Lịch Sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc
Vào đời vua Hùng thứ 18, nhà nước Văn Lang suy thoái, vua chỉ lo ăn chơi không lo đến đời sống nhân dân khiến nhân dân cực khổ. Thục Phán đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tần thành công và lập nên nhà nước Âu Lạc. Mời các em cùng theo dõi bài học để biết chi tiết.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Hoàn cảnh:
+ Vua không lo sửa sang võ bị.
+ Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.
+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần.
- Diễn biến:
+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.
+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
- Kết quả:
Người Việt đã đại phá quân Tần.
- Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.
1.2. Nước Âu Lạc ra đời
- Sau kháng chiến, 207 TCN Thục Phán:
+ Buộc vua Hùng nhường ngôi.
+ Sáp nhập hai vùng đất cũ của người Tâu Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc
+ Đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa –Hà Nội), tự xưng An Dương Vương.
- Bộ máy nhà nước không có gì thay đổi so với thời kì trước.
1.3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
- Trong nông nghiệp: lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến hơn.
- Thủ công nghiệp:
+ Đồ gốm, dệt, trang sức…có nhiều tiến bộ
+ Luyện kim phát triển. Giáo, mác, mũi tên, rìu đồng, cuốc sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
- Dân số tăng.
2. Luyện tập
Câu 1: Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt?
Gợi ý trả lời
Qua cuộc kháng chiến chống quân Tần ta thấy: Người dân Tây Âu – Lạc Việt đã biết đoàn kết lại với nhau, chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Họ đã biết tận dụng địa thế rừng núi để bày mưu tính kế đánh giặc, đó là ngày ở ẩn đêm xuất hiện để đánh quân Tần. Tiến hành đánh lâu dài với giặc khiến chúng gặp nhiều khó khăn, chán nản, mất hết ý chí xâm lược và đành phải chấp nhận rút quân về nước.
Câu 2: Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
Gợi ý trả lời
- Bước sang đời vua Hùng thứ 18, đất nước rơi vào cảnh khó khăn, vua ăn chơi nhân dân đói khổ trong khi quân Tần xâm lược nước ta. Thục Phán đã tài giỏi lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Tần buộc vua Hùng phải nhường ngôi và đổi tên nước là Âu Lạc.
- Sở dĩ Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc là vì: đó là sự ghép nối tên của hai cư dân Tây Âu và Lạc Việt. Đây là hai cư dân đã quyết liệt chống lại sự xâm lược của quân Tần.
Câu 3: Vẽ sơ đồ nhà nước thời An Dương Vương?
Gợi ý trả lời
Câu 4: Theo em, tại sao lại có sự tiến bộ này?
Gợi ý trả lời
So với bộ máy nhà nước ở các thời trước đó thì bộ máy nhà nước thời An Dương Vương được đánh giá là có nhiều tiến bộ. Sở dĩ có sự tiến bộ đó là do:
- Dân số tăng nhanh, tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất của nhân dân.
- Do nhu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Tích lũy được kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước.
3. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần
- Sự ra đời của nước Âu Lạc và sự thay đổi của đất nước dưới thời Âu Lạc
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- doc Lịch Sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
- doc Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
- doc Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- doc Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)
- doc Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và chương II