Sinh học 10 Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
Qua nội dung bài này các em được tìm hiểu về năng lượng và các dạng năng lượng tồn tại trong tế bào, thành phần cấu trúc và vai trò của năng lượng ATP, chuyển hoá vật chất và năng lượng trog tế bào.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào
a. Khái niệm năng lượng
- Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng :
- Động năng: là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.
Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.
- Trong tế bào, năng lượng tồn tại dưới các dạng: hóa năng, điện năng, nhiệt năng,…
b. ATP – đồng tiền năng lượng của tế bào
- Thành phần hóa học:
- 1 phân tử Bazơ nitơ Ađênin.
- 1 phân tử đường Ribôzơ.
- 3 nhóm phôtphat.
- Các nhóm phôtphat mang điện tích âm nên có xu hướng đẩy nhau, làm cho 2 nhóm phôtphat ngoài cùng dễ bị phá vỡ giải phóng năng lượng.
- 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
ATP ⇔ ADP + Pi + năng lượng
- Vai trò của ATP trong tế bào:
- Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).
- Sinh công cơ học.
1.2. Chuyển hóa vật chất
- Khái niệm: Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào, luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
- Chuyển hóa vật chất gồm hai quá trình:
- Đồng hóa: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
- Dị hóa: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
- Quá trình tổng hợp và phân giải ATP
2. Bài tập minh họa
Thế nào là năng lượng?
Hướng dẫn giải:
- Khái niệm: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
- Dựa vào trạng thái tồn tại, năng lượng được chia làm 2 dạng :
- Động năng: là dạng năng lượng sẳn sàng sinh ra công.
- Thế năng: là dạng năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh ra công.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới dạng nào? Năng lượng của tế bào được dự trữ trong các hợp chất nào?
Câu 2: Trình bày cấu trúc hóa học và chức năng của các phân tử ATP?
Câu 3: Giải thích khái niệm chuyển hóa vật chất?
Câu 4: Vẽ sơ đồ cấu tạo của ATP. Vì sao ATP có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng
B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng trong các hoạt động sống của tb
Câu 2: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 3: Cho các phân tử:
(1) ATP (2) ADP (3) AMP (4) N2O
Những phân tử mang liên kết cao năng là
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (2), (3), (4)
Câu 4: Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là
A. 3 liên kết
B. 2 liên kết
C. 4 liên kết
D. 1 liên kết
Câu 5: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Đây là liên kết mạnh
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa.
- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.
- Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 10 Bài 14: Enzim và vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
- doc Sinh học 10 Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về Enzim
- doc Sinh học 10 Bài 16: Hô hấp tế bào
- doc Sinh học 10 Bài 17: Quang hợp