Lịch Sử 6 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Các nhu cầu của cư dân nảy sinh dẫn đến việc cần có một nhà nước. Đó là lí do nước Văn Lang ra đời. Từ sau khi có nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân có nhiều thay đổi. Mời các em cùng tham khảo bài học để hiểu rõ về vấn đề này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
- Văn Lang là nước nông nghiệp , cư dân trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả…
- Nghề đánh cá, nuôi gia súc phát triển.
- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hóa và phát triển mạnh. Đúc lưỡi cày, vũ khí, trống đồng, …đạt tới trình độ kĩ thuật cao.
1.2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Nhà ở: Phổ biến là nhà sàn
- Thức ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá, thịt, cà…
- Mặc: Nam đóng khố, nữ mặc váy
- Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền
1.3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Xã hội: chia làm 3 tầng lớp:
+ Người quyền quý
+ Người dân tự do
+ Nô tỳ
- Tổ chức lễ hội, vui chơi
- Về tín ngưỡng:
+ Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền có kèm theo các công cụ và đồ trang sức quý.
2. Luyện tập
Câu 1: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
Gợi ý trả lời
Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện rằng:
- Trình độ phát triển của kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang (họ bắt đầu biết rèn sắt).
- Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn hóa của người Lạc Việt (nền văn hóa Đông Sơn), chứng tỏ cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát triển và có sự buôn bán, trao đổi giữa các nước.
Câu 2: Các truyện Trầu cau và Bánh chưng bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang đó có những tục gì?
Gợi ý trả lời
Thông qua các truyện như Trầu cau và Bánh chưng bánh giầy ta biết lúc bấy giờ, cư dân Văn Lang đã có những phong tục như ăn trầu, làm bánh chưng bánh giầy để cúng các vị thần linh, ông bà, tổ tiên trong các dịp lễ tết.
Câu 3: Cư dân Văn Lang đã có sự tiến bộ vượt bậc trong sản xất nông nghiệp, thủ công nghiệp. Em hãy chứng minh điều đó.
Gợi ý trả lời
- Nông nghiệp
+ Kĩ thuật làm đất: dùng lưỡi cày và sức kéo của trâu để làm đất
+ Cây trồng: Họ biết trồng thêm các loại lương thực khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam,… và trồng dâu.
+ Chăn nuôi: Họ chăn nuôi tằm, các loại gia súc đều phát triển.
- Thủ công nghiệp
+ Các nghề đã được chuyên môn hóa: đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền, luyện kim.
+ Sản phẩm đã đạt đến trình độ tinh xảo: lưỡi cày, vũ khí, dao,… đều được mài sắc bén.
3. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:
- Sự phát triển trong nông nghiệp và các nghề thủ công
- Sự chuyến biến trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 6 Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
- doc Lịch Sử 6 Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
- doc Lịch Sử 6 Bài 12: Nước Văn Lang
- doc Lịch Sử 6 Bài 14: Nước Âu Lạc
- doc Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)
- doc Lịch sử 6 Bài 16: Ôn tập chương I và chương II