Tin học 6 Chương 3 Bài 11: Tổ chức thông tin trong máy tính

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Tổ chức thông tin trong máy tính được eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Chúc các em học tập thật tốt.

Tin học 6 Chương 3 Bài 11:  Tổ chức thông tin trong máy tính

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc lưu trữ thông tin trong máy tính

- Chức năng chính của máy tính là xử lý thông tin.

- Để xử lý, máy tính truy cập thông tin tới thông tin. Nếu thông tin được tổ chức hợp lý thì việc xử lý sẽ diễn ra nhanh chóng.

- Hệ điều hành tổ chức sắp xếp theo cấu trúc hình cây.

Cấu trúc hình cây

1.2. Tệp tin

- Đơn vị lưu trữ thông tin được hệ điều hành quản lý.

- Là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.

- Các tệp tin trên đĩa có thể là:

+ Các tệp hình ảnh: hình vẽ, tranh ảnh, video ...

+ Các tệp văn bản: sách, tài liệu, thư từ ...

+ Các tệp âm thanh: bản nhạc, bài hát ...

- Các chương trình: phần mềm học tập, phần mềm trò chơi ...

- Tệp tin có thể rất nhỏ hoặc rất lớn.

- Được phân biệt bằng tên tệp, tên tệp gồm:

- Phần tên và phần đuôi được đặt cách nhau bởi dấu chấm.

- Phần đuôi thường dùng để nhận biết kiểu của tệp (hình ảnh, âm thanh, video, …).

Tệp tin

1.3. Thư mục

- Hệ điều hành tổ chức các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục chứa các tệp và thư mục con khác, được tổ chức theo hình cây.

Thư mục

- Thư mục ngoài là thư mục mẹ, chứa các thư mục con.

- Thư mục chứa bên trong thư mục mẹ là thư mục con.

- Thư mục ngoài cùng là thư mục gốc, được tạo ra đầu tiên trong đĩa.

Thư mục gốc

- Các Thư mục trong cùng một thư mục Mẹ thì không được trùng tên nhau và tên của thư mục không có phần mở rộng.

- Các Tệp tin trong cùng một thư mục thì không được trùng tên nhau.

1.4. Đường dẫn

- Để truy cập được một tệp hay thư mục nào đó, cần phải biết đường dẫn của nó.

- Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng nhau đặt cách nhau bởi dấu \, bắt đầu từ một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc bằng một thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới thư mục hoặc tệp tương ứng.

Ví dụ: đường dẫn đến thư mục Drive là: E:\Setup\After setup.

Đường dẫn

1.5. Các thao tác chính với tệp và thư mục

- Hệ điều hành cho phép người dùng có thể thực hiện các thao tác sau đối với các thưc mục và tệp tin:

+ Xem thông tin về các tệp và thư mục.

+ Tạo mới.

+ Xóa.

+ Đổi tên.

+ Sao chép.

+ Di chuyển.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Giả sử đĩa D có tổ chức thông tin được mô tả trong hình sau:

a. Hãy cho biết tên các thư mục con của thư mục GIAI TRI?

b. Thư mục mẹ của THIEU NHI là thư mục nào? Thư mục gốc là thư mục nào? 

Hướng dẫn giải

a. Tên các thư mục con của thư mục GIAI TRI: NGHE NHAC, TRO CHOI, HINH ANH.

b.Thư mục mẹ của THIEU NHI là thư mục TRÒ CHOI.

Thư mục gốc là thư mục GIAI TRI.

Bài 2: Viết đường dẫn đến tệp tin Sach GK.doc và tệp tin Sach BT.doc trên cây thư mục sau:

Hướng dẫn giải

Đường dẫn đến tệp tin Sach GK.doc: A:\Lop 6\Mon hoc\Tin hoc\Sach GK.doc

Đường dẫn đến tệp tin Sach BT.doc: A:\Lop 6\Mon hoc\Tin hoc\Sach BT.doc

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Giữa phần tên và phần mở rộng của tệp được phân cách bởi dấu?

Câu 2: Thư mục nằm bên trong thư mục khác được gọi là?

Câu 3: Tổ chức các tệp trong các thư mục có lợi ích gì?

Câu 4: Hệ điều hành tổ chức sắp xếp thông tin theo cấu trúc nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các thao tác chính với tệp và thư mục là:

A. Xem, duyệt thông tin về các tệp và thư mục.

B. Tạo mới, xóa, đổi tên.

C. Sao chép, di chuyển.

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về đường dẫn?

A. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu \, bắt đầu bằng tên thư mục xuất phát và kết thúc bằng tên một thư mục hay tệp tin

B. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu cách (dấu trắng)

C. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và cách nhau bằng dấu /

D. Đường dẫn là dãy các tên thư mục và tên các thư mục con lồng nhau và không cần dấu cách (dấu trắng)

Câu 3: Tệp tin (File) là

A. Một tập hợp các thông tin ghi trên bộ nhớ ngoài

B. Đơn vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí

C. Một thành phần của thiết bị ngoại vi

D. Cả A và B

Câu 4: Phần mở rộng của tên tệp thường thể hiện:

A. Kiểu tệp.

B. Ngày/giờ thay đổi tệp.

C. Kích thước của tệp.

D. Tên thư mục chứa tệp.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thư mục?

A. Thư mục có thể chỉ có các tệp tin

B. Thư mục chỉ có các thư mục con

C. Thư mục có các thư mục con và tệp tin với số lượng không hạn chế tùy theo dung lượng của đĩa

D. Thư mục chỉ có một thư mục con và nhiều tệp tin

4. Kết luận

Từ nội dung bài học 11 SGK Tin học 6 được trình bày ở trên, các em cần nắm được những nội dung cơ bản sau đây:

  • Thông tin trên đĩa được tổ chức theo cấu trúc như thế nào?
  • Nắm vững các thao tác chính với tệp và thư mục: xem, tạo mới, xóa, đổi tên, sao chép, di chuyển.
Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM