Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
Sinh vật duy trì qua các thế hệ bằng cách nào? Để trả lời câu hỏi trên mời các em tìm hiểu nội dung bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh. Hiểu được quá trình hình thành giao tử đực, giao tử cái. ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phát sinh giao tử
Giao tử đực (tinh trùng)
- 1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào.
- Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thành tinh bào bậc 1.
+ Mỗi tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2.
- Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng.
Giao tử cái (trứng)
- 1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.
- Noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1.
+ Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1.
- Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2.
- Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2.
- Các thể cực sẽ bị tiêu biến.
1.2. Thụ tinh
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.
- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.
1.3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
- Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nahu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.
2. Bài tập minh họa
- Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Hướng dẫn giải:
- Giống nhau:
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều thực hiện giảm phân để cho ra giao tử.
- Khác nhau:
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Quá trình thụ tinh là gì? Ý nghĩa của quá trình thụ tinh?
Câu 2: Một tế bào sinh dục sơ khai Ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân 4 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều tham gia giảm phân tạo tinh trùng.
a) Xác định số tinh trùng tạo ra?
b) Số nhiễm sắc thể có trong các tinh trùng là bao nhiêu?
Câu 3: Hai tế bào sinh dục của gà (2n =78) nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào có 39624 NST hoàn toàn mới. Các tế bào con sinh ra trong thế hệ cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 1,5625% và tạo được 32 hợp tử.
a. Xác định số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên.
b. Xác đinh giới tính của cá thể nói trên.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:
A. Nguyên phân
B. Giảm phân
C. Thụ tinh
D. Nguyên phân và giảm phân
Câu 2: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:
A. 1 trứng và 3 thể cực
B. 4 trứng
C. 3 trứng và 1 thể cực
D. 4 thể cực
Câu 3: Nội dung nào sau đây sai?
A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.
C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.
Câu 4: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:
A. 10 và 192.
B. 8 và 128.
C. 4 và 64.
D. 12 và 192.
Câu 5: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
A. 38.
B. 34.
C. 68.
D. 36.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nắm được cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh.
- Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái.
- Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 9 Bài 8: Nhiễm sắc thể
- doc Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân
- doc Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân
- doc Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
- doc Sinh học 8 Bài 13: Di truyền liên kết
- doc Sinh học 9 Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể