Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng

Trong tiết học này chúng ta sẽ được tìm hiểu các khái niệm hoàn toàn mới có liên quan đến Khối lượng riêng và Trọng lượng riêng. Vậy Khối lượng riêng là gì, sử dụng đơn vị nào? Trọng lượng riêng là gì, sử dụng công thức nào? Giữa chúng có mối liên hệ gì với nhau hay không? Để trả lời cho tất cả các câu hỏi trên, mời các em cùng nghiên cứu bài học.

Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối lượng riêng

a) Khái niệm:

  • Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

  • Hay nói cách khác: Khối lượng của 1m3 của một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.

b) Công thức:

\(\begin{array}{l} Khoi\,luong\,rieng = \frac{{khoi\,luong}}{{the\,tich}}\\ Hay\,D = \frac{m}{V} \end{array} \)

- Trong đó:

  • m là khối lượng của vật (kg)

  • V là thể tích của vật (m3)

  • D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)

Chú ý: Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3): 1 g/cm3 = 1000 kg/m3

  • Ví dụ: Bảng khối lượng riêng của các chất

1.2. Trọng lượng riêng

a) Khái niêm: Trọng lượng của một met khối một chất gọi là Trọng lượng riêng của chất đó.

b) Công thức:

\(\begin{array}{l} Trong\,luong\,rieng = \frac{{Trong\,luong}}{{The\,tich}}\\ Hay\,d = \frac{P}{V} \end{array} \)

- Trong đó:

  • P là trọng lượng của vật (N)

  • V là thể tích của vật (m3)

  • d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)

1.3. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng

- Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:

Ta có: \(\begin{array}{l} d = \frac{P}{V} = \frac{{10.m}}{V} = 10.D\\ \end{array} \)

Hay: \(D = \frac{d}{{10}} \)

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Tìm khối lượng riêng của vật

Một ca dầu ăn, thể tích 500cm3, có khối lượng 425 g. Tính khối lượng riêng của dầu ăn.

Hướng dẫn giải

Khối lượng riêng của dầu ăn là: D = m:V = 425:500 = 0,85 g/cm3 = 850 kg/m3.

2.2. Dạng 2: Xác định thể tích của vật

Một ống bơ sữa bò có dung tích 320cm3. Gạo đổ ngang miệng ống bơ có khối lượng 250 g. Tính thể tích của phần không khí giữa các hạt gạo trong ống bơ.

Hướng dẫn giải

Khối lượng riêng của gạo là: 1200 kg/m3.

Thể tích của các hạt gạo trong ống bơ là:

\(V = \frac{m}{D} = \frac{{0,25}}{{1200}} = \frac{1}{{4800}}{m^3} = 208,3\,c{m^3} \)

Thể tích của phần không khí trong ống bơ là: Vo = 320 - 208,3 = 111,7 cm3.

3. Luyện tâp

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tính khối lượng của một khối đá có thể tích 0,6 m3 biết khối lượng riêng của đá là: 2600 kg/m3.

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Công thức tính khối lượng riêng là: …. ….

Công thức tính …. …. \(d = \frac{P}{V}\)  

Trong đó: m là …. …. có đơn vị là: …. ….

d là …. …. có đơn vị là …. ….

P là …. …. Có đơn vị là …. ….

V là …. …. Có đơn vị là …. ….

Câu 3: Một học sinh viết: 5 kg/m3 = 50 N/m3 . Đúng hay sai? Tại sao?

Câu 4: Một hộp sữa có khối lượng 790 g và có thể tích 420 cm3. Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/m3. Từ đó suy ra trọng lượng riêng của sữa.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.

A. Khối lượng riêng của vật càng tăng

B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.

C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.

D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.

Câu 2: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. Nhôm      B. Sắt      C. Chì      D. Đáp án khác

Câu 3: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,69        B. 2,9      C. 1,38      D. 3,2

Câu 4: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,264 N/m3      B. 0,791 N/m3      

C. 12643 N/m3      D. 1264 N/m3      

4. Kết luận

Qua bài giảng Khối lượng riêng -Trọng lượng riêng này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nắm vững định nghĩa khối lượng riêng, trọng lượng riêng của một chất

  • Vận dụng công thức m = D.V và P = d.V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật.

Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM