Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã tiến hành xâm lược nước Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước. Bài học dưới đây tóm tắt các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Mời các em cùng tham khảo để biết rõ các giai đoạn của cuộc kháng chiến.

Lịch Sử 7 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giai đoạn thứ nhất (1075)

1.1.1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Hoàn cảnh nhà Tống:

+ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lâm vào khủng hoảng

+ Nhân dân đói khổ, biên cương thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu.

=> Xâm lược Đại Việt để giải quyết khó khăn.

- Âm mưu:

+ Kích động Chăm - pa đánh lên

+ Quấy rối biên giới, dụ dỗ tù trưởng dân tộc.

1.1.2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

a. Hoàn cảnh

- Nhà Tống chuẩn bị xâm lược

- Lý Thường Kiệt chủ động tấn công để tự vệ

b. Diễn biến:

Tháng 10/ 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy 10 vạn quân tiến vào đất Tống theo hai đường

- Đường thủy: Tông Đản, Thân Cảnh Phúc => Đánh Ung Châu

- Đường bộ: Lý Thường Kiệt => Đánh Khâm Châu, Liêm Châu và phối hợp đánh Ung Châu.

c. Kết quả:

Thắng lợi sau 42 ngày đêm, tướng giặc tự tử.

d. Ý nghĩa:

- Đẩy giặc vào thế bị động

- Tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng.

1.2. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)

1.2.1. Kháng chiến bùng nổ

a. Chuẩn bị của nhà Lý:

- Cho quân mai phục ở biên giới Việt - Tống

- Bố trí lực lượng thủy binh ở mạn Đông Bắc chặn thủy binh của giặc.

- Xây dựng phòng tuyến chặn giặc ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

b. Diến biến:

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.

+ Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.

- Tháng 1 – 1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.

- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.

- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.

1.2.2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a. Diễn biến

- Quân địch:

+ Chờ không thấy quân thủy Quách Quỳ đến, quân Tống liều mạng tấn công sang bờ Nam

nhưng bị quân ta phản công => thất bại, quay về bờ Bắc

+ Quân Tống chuyển sang phòng thủ, đêm đêm nghe bài “Nam Quốc Sơn Hà” => tinh thần suy yếu, chán nản.

- Quân ta:

+ Kịp thời phản công, mãnh liệt đẩy lùi giặc về phía Bắc

+ Cho lính đọc bài: “Nam Quốc Sơn Hà”

- Cuối xuân 1077, phản công sang bờ Bắc, tiêu diệt giặc 

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.

Lược đồ trận chiến Như Nguyệt

b. Kết quả

Quân ta dành thắng lợi

c. Ý nghĩa

Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống

- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ.

2. Luyện tập

Câu 1: Nhận xét tình hình nhà Tống nửa cuối thế kỉ XI.

Gợi ý trả lời

- Tài chính trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

- Nội bộ triều đình: mâu thuẫn.

- Đời sống nhân dân: đói khổ, nhiều nơi nổi dậy đấu tranh.

- Tình hình biên cương: vùng biên cương phía Bắc của nhà Tống thường xuyên bị hai nước Liêu – Hạ quấy nhiễu.

Câu 2: Chứng minh quân dân Đại Việt chủ động tiến công nhà Tống là để phòng ngự.

Gợi ý trả lời

Chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho tàng của giặc; đánh xong là rút quân về ngay.

Câu 3: Sau khi tiêu diệt xong thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt làm gì để chống quân Tống?

Gợi ý trả lời

Cho rằng quân nhà Tống sẽ sang báo thù ngay nên ráo riết bố phòng xây dựng phòng tuyến ở bờ Nam sông Như Nguyệt.

Câu 4: 

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bài thơ trên nói lên điều gì?

Gợi ý trả lời

Bài thơ khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt là bất khả xâm phạm. Hành động xâm lược của quân giặc là đi ngược lẽ trời và chúng ắt phải nhận quả báo.

Câu 5: Sau một lần tấn công thất bại ở Như Nguyệt, Quách Quỳ ra lệnh: “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố, phòng ngự. Điều này có ảnh hưởng gì đến thất bại cuối cùng của quân Tống? Tại sao nói trận đánh ở Như Nguyệt là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta?

Gợi ý trả lời

- Hành động của Quách Quỳ làm quân Tống ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn. Tinh thần chiến đấu của quân Tống suy giảm.

- Bởi vì sau trận đánh, quân Tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được bảo vệ.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Giai đoạn chống quân xâm lược Tống của nhà Lý năm 1075
  • Giai đoạn chống quân xâm lược Tống của nhà Lý trong những năm 1076 - 1077
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM