Công nghệ 9 Bài 11: Cắt may một số kiểu bâu lá sen
Để giúp các em tìm hiểu cắt may cổ có bâu là gì? Quy trình cắt may như thế nào? eLib xin giới thiệu nội dung Bài 11: Cắt may một số kiểu bâu lá sen. Nội dung chi tiết các em tham khảo nội dung dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
- Cổ áo có bâu là dạng cổ gồm có phần cắt ở thân áo phần bâu ráp vào. Tùy theo bâu mà vòng cổ ở thân áo có thể cắt theo dạng cổ tròn cơ bản, cổ trái tim,...
- Từ dạng bâu cơ bản có thể thay đổi chi tiết vòng ngoài và cách trang trí tạo nên nhiều kiểu đa dạng, hợp thời trang. Nhiều kiểu bâu có cách ráp giống nhau.
- Ví dụ một số kiểu bâu lá sen: bâu sen đứng, bâu sen nằm, bâu sen tim,...
1.1. Cách vẽ và cắt
a. Bâu lá sen đứng
- Cách vẽ vòng cổ thân áo giống như cổ tròn cơ bản
+ Thân trước
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/5Vc + 0,5cm.
- Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2, I là trung điểm của A1A2.
- Nối A3I, trên IA3 lấy II1 = 1/3A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
+ Thân sau
- Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
- Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc - 1(cm).
- Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2.
- Nối A1A2, I là trung điểm của A1A2.
- Nối A3I, trên A3I lấy II1 = 1/2A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.
- Vẽ bâu
+ Bâu lá sen đứng dạng tròn:
- Gấp đôi vải, mặt phải ở trong:
- AB = 1/2Vc thân áo - 2,5cm.
- AA1 = 6cm; A1C = Bản bâu = 8cm.
- Nối A1B; O là điểm giữa của A1B. Từ O lấy lên OO1 = 2cm. Vẽ đường chân bâu cong đến từ A1 qua O1 đến B.
- Từ B kẻ đường vuông góc với A1B và lấy BD = 7cm.
- Nối CD. I là điểm giữa của CD. Từ I lấy điểm II1 = 2cm. M là điểm giữa của BD lấy ra MM1 = 1,5cm. Vẽ đường cong CI1DM1B tạo vòng ngoài của bâu lá sen đứng.
+ Bâu lá sen đứng dạng nhọn: Cách vẽ tương tự bâu dạng tròn, chỉ khác một số điểm:
- Độ dài để vẽ cong cơ bản bâu OO1 và II1 = 2cm.
- Vẽ đầu bâu dạng nhọn: vẽ đường cong CI1O, kéo dài thêm một đoạn DD1 = 3cm.
- Nối D1B tạo bâu dạng nhọn.
- Cách cắt:
- Vòng cổ thân áo: Như cổ tròn cơ bản.
- Bâu áo: Cắt gia đường may xung quanh lá bâu trong 0,5cm; lá bâu ngoài 1cm.
b. Bâu lá sen nằm
- Cách vẽ
+ Vòng cổ thân áo: vẽ như vòng cổ tròn cơ bản.
+ Bâu áo: vẽ dựa theo vòng cổ thân áo.
- Đặt đường sườn vai thân trước trùng nhau ở điểm vào cổ và chườm qua 2,5cm ở phía trước đầu vai, ghim cố định.
- Gấp đôi vải dùng để vẽ bâu.
- Đặt 1/2 vòng cổ thân áo lên vải làm bâu áo, đường gấp đôi của thân sau áo trùng với đường gấp đôi của vải dùng để vẽ bâu.
- Vẽ chân bâu theo vòng cổ bắt đầu từ đường giao khuy thân trước.
- Lấy thân áo ra, vẽ vòng ngoài của bâu áo. Rộng bản bâu M1N = 6÷7cm.
* Vẽ bâu dạng nhọn: Từ N, vẽ đường cong cách đều đường chân bâu MM1 một khoảng bằng rộng bản bâu đến điểm N1, cách đường giao khuy 2,5cm. Nối MN1 tạo bâu dạng nhọn.
*Vẽ đầu bâu dạng tròn: Từ N1, lấy N1P = N1M. Nối MP, I là điểm giữa của MP. Từ I, lấy ra II1 = 2cm vẽ cong MI1P được bâu dạng tròn.
+ Vòng ngoài bâu có thể vẽ các dạng trang trí tùy ý.
- Đánh lượn sóng, hoặc hình cánh hoa.
- Kết ren các kiểu, các mẫu cho phù hợp với vải áo, hoặc tạo ấn tượng.
- Cách cắt
- Vòng cổ thân áo: Như cổ tròn cơ bản.
- Bầu áo: Cắt gia đường may xung quanh lá bâu trong 0,5cm; lá bâu ngoài 1cm.
c. Bâu lá sen tim
- Cách vẽ
+ Thân trước
- Rộng cổ: Rộng cổ cơ bản (AA1) + 1(cm).
- Sâu cổ: Sâu cổ cơ bản (AA2) + 8(cm).
- Nối ED. O là điểm giữa ED.OO1 = 1cm. Vẽ cong vòng cổ EO1D và kéo ra đến nẹp.
+ Thân sau: Rộng cổ cơ bản + 1(cm).
- Vẽ bâu
+ Bâu lá sen tim dạng đứng, vải chéo sợi:
- Vẽ bâu A1D1D2C2C1B1 (vẽ cong nhẹ D1D2 và C1C2).
- Vẽ hình chữ nhật ABCD:
- AB = CD = Vc thân áo.
- AD=CB = 6÷8cm (tùy ý)
- DD1 = CC1 = 0,5cm.
- DD2 = CC2 = 8cm; AA1 = BB1 = 2cm (tùy ý).
+ Bâu lá sen tim dạng nằm:
- Vẽ dựa theo vòng cổ thân áo.
- Đặt đường sườn vai thân trước trùng nhau ở điểm vào cổ và chườm qua 2,5cm ở phía đầu vai, ghim cố định.
- Gấp đôi vải dùng để vẽ bâu.
- Đặt 1/2 vòng cổ thân áo lên bải làm bâu áo, đường gấp đôi của thân sau áo trùng với đường gấp đôi của vải dùng để vẽ bâu.
- Vẽ chân bâu theo đường vòng cổ bắt đầu từ đường giao khuy thân trước.
- Lấy thân áo ra, vẽ vòng ngoài của bâu áo. Rộng bản bâu 6÷7cm.
* Lưu ý: Có thể vẽ đầu bâu dạng tròn, hoặc vẽ đều bâu dạng nhọn giống như lá sen nằm.
- Cách cắt
- Vòng cổ thân áo: Cắt gia đường may 0,5cm.
- Bâu áo: Cắt gia đường may lá bâu trong 0,5cm; lá bâu ngoài 1cm.
1.2. Cách ráp bâu lá sen
a. May bâu
- Đặt hai mặt phải bâu úp vào nhau, miếng bâu ngoài để dưới, miếng bâu trong để trên, may xung quanh, chừa lại đường chân bâu không may (hình a).
- Cắt sửa vải thừa xung quanh bâu và bấm bớt vải ở phần cong cách đường may 0,2cm để khi lộn bâu sang phải không bị cộm (hình b).
b. May ráp bâu vào thân
- Bấm dấu điểm giữa thân áo và điểm giữa bâu áo. Đặt thân áo ở dưới, bâu áo ở trên, mặt dưới bâu úp vào mặt phải thân áo, hai đầu bâu đạt đúng đường giao khuy (hình a).
- Bẻ nẹp áo chồm lên bâu (hình b).
- Gấp đôi vải viền theo chiều dài, đặt lên trên áo và bâu áo. May một đường đính vải viền vào bâu áo và thân áo theo vòng cổ, cách mép 0,5cm, xén sửa xo vải còn khoảng 0,4 cm (hình c).
- Lộn nẹp áo trở lại mặt trái, miết phẳng đường may, gập vải viền bọc mép vải xuống dưới thân áo (hình d), sau đó may sát mí (hình e).
2. Luyện tập
Nêu cách vẽ bâu lá sen tim dạng thẳng đứng, vải thẳng?
Gợi ý trả lời
Cách vẽ sau:
- Gấp đôi vải, mặt phải vải ở trong.
- AB = 1/2 thân áo - 2(cm).
- AA1 = 10cm.
- A1C = 7cm (bản bâu).
- Nối A1B; O là điểm giữa của A1B. Từ O lấy lên OO1 = 2cm. Vẽ đường chân bâu cong đều từ A1 qua O1 đến B.
- Từ B kẻ đường vuông góc với A1B và lấy BD = 7cm.
- Nối CD. I là điểm giữa CD. Từ I lấy lên II1 = 2cm.
- Vẽ đường xong CI1D kéo dài thêm một đoạn DD1 = 3cm. Nối D1B.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Vẽ và cắt được một số kiểu bâu lá sen.
- May được một số kiểu bâu lá sen đạt yêu cầu kĩ thuật.
- Có tác phong làm việc chính xác tỉ mỉ theo qui trình.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 2: Vật liệu và dụng cụ cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 3: Máy may
- doc Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng và bảo dưỡng máy may
- doc Công nghệ 9 Bài 5: Các đường may cơ bản
- doc Công nghệ 9 Bài 6: Bản vẽ cắt may
- doc Công nghệ 9 Bài 7: Cắt may quần đùi, quần dài
- doc Công nghệ 9 Bài 8: Thực hành cắt may quần đùi, quần dài
- doc Công nghệ 9 Bài 9: Cắt may áo tay liền
- doc Công nghệ 9 Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu
- doc Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành cắt may áo tay liền