Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)

Trong bài học này các em tiếp tục tìm hiểu cấu trúc và chức năng còn lại của các bào quan trong tế bào nhân thực như: Khung xương tế bào, màng sinh chất, thành tế bào và chất nền ngoại bào. Các em tổng hợp và nắm được logic cấu trúc từ trong ra ngoài của tế bào nhân thực, thấy được mỗi thành phần chiếm giữ một và một số vai trò nhất định tuy nhiên tất cả đều thống nhất tạo ra hoạt động của tế bào như một cơ thể hoàn chỉnh.

Sinh học 10 Bài 10: Tế bào nhân thực (Tiết 3)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khung xương tế bào

- Bộ xương tế bào, bộ khung nâng đỡ của tế bào, cũng như mọi bào quan khác, nó nằm trong tế bào chất.

- Cấu tạo: Gồm hệ thống các vi ống, vi sợi và sợi trung  gian.

Hình 10.1 Khung xương tế bào

- Chức năng: là giá đỡ cơ học cho tế bào, giữ cho tế bào động vật có hình dang ổn định, giúp các tế bào quan phân bố thêo trật tự xác định.

1.2. Màng sinh chất

a. Cấu trúc của màng sinh chất:

- Mô hình khảm động của màng sinh chất do Singơ và Nicônson đề nghị năm 1972.

Hình 10.2 Cấu trúc màng sinh chất

Quan điểm hiện nay về cấu trúc màng Màng sinh chất được cấu tạo bởi lớp kép lipid và protein, có thể là sợi, hình cầu, phân bố linh động ở các vị trí khác nhau

- Lớp phân tử kép lipid: gồm 2 lớp phân tử lipid áp sát nhau.

+ Thành phần hóa học của màng lipid gồm có 2 loại: phospholipid và cholesterol

  • Các phân tử phospholipid xếp xen kẽ với nhau, thay đổi vị trí cho nhau -> tính linh động của màng tế bào.
  • Phospholipid là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của tế bào và là thành phần chính phụ trách sự vận chuyển thụ động vật chất qua màng
  • Cholesterol: là loại phân tử lipid nằm xen kẽ các phospholipid và rải rác trong 2 lớp màng. Tỉ lệ cholesterol càng cao thì màng càng cứng và bớt tính linh động

- Các phân tử protein màng tế bào:

  • Protein xuyên màng
  • Protein ngoại vi

- Cacbohydrat màng tế bào: có mặt dưới dạng các olygosaccharide Áo tế bào (cell coat): gồm 3 thành phần: lipid màng, protein xuyên màng và protein ngoại vi cùng với cacbohydrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào.

Hình 10.3 Màng tế bào

b. Chức năng của màng sinh chất:

-Chức năng bảo vệ Bảo vệ cơ học:

  • Ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài.
  • Bảo vệ vật chất bên trong tế bào được ổn định.
  • Bảo vệ tế bào khỏi những tác động cơ học.

- Bảo vệ về mặt sinh lý.

  • Điều hòa dòng trao đổi từ ngoài vào và từ trong ra.
  • Bắt giữ và đào thải kẻ thù xâm nhập vào tế bào.

- Chức năng thông tin – miễn dịch.
- Chức năng trao đổi chất.
- Chức năng vận chuyển các chất qua màng.

1.3. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất

a. Thành tế bào:

Hình 10.3 Thành tế bào

  • Tế bào thực vật có thành tế bào là xenlulô
  • Nấm: thành tế bào là kitin.
  • Chức năng: quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

b. Chất nền ngoại bào:

  • Cấu tạo: glicôprôtêin, các chất vô cơ, hữu cơ.
  • Chức năng: giúp tế bào thu nhận thông tin.

2. Bài tập minh họa

Nêu cấu trúc và chức năng của khung xương tế bào?

Hướng dẫn giải:

- Cấu trúc khung xương tế bào: khung xương tế bào được tạo thành từ các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. Sợi trung gian là các sợi protein đặc và cũng được cấu tạo từ các đơn phân.
- Chức năng: khung xương tế bào có chức năng như một giá đỡ cơ học cho tế bào và nó tạo cho tế bào động vật có được hình dạng nhất định. Ngoài ra, khung xương tế bào cũng là nơi neo đậu của các bào quan và còn giúp tế bào di chuyển.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Mô tả cấu trúc và chức năng của màng sinh chất?

Câu 2: Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm?

Câu 3: Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào?

Câu 4: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của  màng sinh chất?

A. Một lớp photphorit và các phân tử prôtêin
B. Hai lớp photphorit và các phân tử prôtêin
C. Một lớp photphorit và không có prôtêin
D. Hai  lớp photphorit và không có prôtêin

Câu 2: Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipit và prôtêin còn có những phần tử nào sau đây?

A. Axit ribônuclêic
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Cacbonhyđrat
D. Axitphophoric

Câu 3: Bộ Khung tế bào thựuc hiện chức năng nào sau đây?

A. Giúp neo giữ các bào quan trong tế bào chất 
B. Vận chuyển các chất cho tế bào 
C. Tham gia quá trình tổng hợp Prôtêin
D. Tiêu huỷ các tế bào già

Câu 4: Khung xương tế bào cấu tạo bởi

A. Prôtêin.

B. Phôtpholipit.

C. Glicôprôtêin.

D. Xenlulôzơ.

Câu 5: Các bào quan có chứa ADN là

A. Ti thể và lục lạp.

B. Lục lạp và bộ máy Gôngi.

C. Bộ máy Gôngi và ribôxôm.

D. Ribôxôm và ti thể. 

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tế bào nhân thực Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của khung xương tế bào
  • Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của màng sinh chất.
  • Chứng minh được màng sinh chất có tính khảm động.
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM