Công nghệ 9 Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều nơi trong cả nước. Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để tìm hiểu xem kĩ thuật trồng và chăm sóc xoài có những vấn đề gì cần lưu ý. Chúng ta cùng nghiên cứu Bài 10. Kĩ thuật trồng cây xoài. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Giá trị dinh dưỡng của quả xoài
- Quả xoài chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, vitamin A, B2, C; khoáng K, Ca, P, S…; axit hữu cơ.
- Quả xoài dùng để ăn tươi, làm nước quả, đồ hộp.
- Hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật nuôi ong rất tốt.
1.2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh
a. Đặc điểm thực vật
- Thuộc họ Xoài
- Cây xoài thuộc thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu nên chịu hạn tốt.
- Phần lớn rễ tập chung ở lớp đất mặt, sâu từ 0 – 50cm.
- Hoa xoài ra từng chùm ở đầu ngọn cành. Mỗi chùm có từ 2000 – 4000 hoa, gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành từng chùm ở đầu ngọn cành gồm có hoa đực và hoa lưỡng tính.
b. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ thích hợp: 24 - 260C.
- Lượng mưa trung bình: 1000 - 1200 mm/năm.
- Cây xoài cần có mùa khô để giúp phân hoá mầm hoa.
- Độ ẩm không khí từ 80 - 90%.
- Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng.
- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất trừ đất sét, thích hợp với đất phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5.
1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
a. Một số giống xoài
Xoài cát, xoài thơm, xoài tượng, xoài bưởi, xoài Thanh Ca; xoài tượng, xoài Yên Châu và một số giống xoài nhập nội của Trung Quốc, Ô-xtray-li-a.
1. Xoài cát; 2. Xoài Thanh Ca
b. Nhân giống cây: Phổ biến là phương pháp gieo hạt và ghép mắt, ghép cành.
c. Trồng cây:
- Thời vụ trồng:
- Miền Bắc: Vụ xuân: tháng 2 - tháng 4.
- Miền Nam: Đầu mùa mưa: Tháng 4 - tháng 5.
- Khoảng cách trồng:
- Tuỳ giống và tuỳ loại đất mà có thể chọn khoảng cách 10x10, 12x12, 14x14m.
- Do xoài là cây lâu năm, thân to, rễ ăn rộng, tán vươn xa do vậy cần được trồng ở khoảng cách lớn.
- Đào hố bón phân lót:
- Đào hố sâu 50cm, rộng 80-90cm.
- Bón lót 20-30kg phân chuồng và 1kg lân/hố.
d. Chăm sóc
- Làm cỏ, vun xới: Làm cỏ quanh gốc cây diệt cỏ dại và nơi ẩn nấp của sâu bệnh
- Bón phân thúc:
- Tiến hành bón phân hữu cơ và hoá học với khối lượng hợp lý phụ thuộc vào từng thời điểm bón.Cần tập trung bón khi ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Bón lúc ra hoa bằng N-P-K khoảng 300-500g/gốc.
- Cần bón theo hình chiếu tán cây vì rễ con ở đây phát triển mạnh, lông hút nhiều.
- Tưới nước: Tưới nước xung quanh gốc giữ ẩm thường xuyên.
- Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành nhỏ yếu, cành bị sâu bệnh
- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phòng trừ một số sâu như rệp, rầy xanh, ruồi đục quả; một số bệnh như bệnh thán thư, đốm đen vi khuẩn, bệnh thối quả, khô đọt
1.4. Thu hoạch, bảo quản
a. Thu hoạch:
- Cây trồng bằng cách gieo hạt thì 4 năm thu quả, cây trồng bằng phương pháp ghép thì sau 3 năm.
- Khi thấy quả có vỏ màu vàng da cam, có mùi thơm.
b. Bảo quản:
- Để quả nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ thấp để đưa quả đến nơi tiêu thụ, chế biến.
- Sử dụng các chất bảo quản đúng hàm lượng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm,tránh gãy ô nhiễm môi trường xung quanh.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết ghép xoài vào thời gian nào là thích hợp?
Gợi ý trả lời
- Vụ thu từ tháng 7 – 9.
- Vụ xuân từ tháng 2 – 4.
Câu 2: Em hãy cho biết vùng nào ở Việt Nam trồng nhiều xoài?
Gợi ý trả lời
- Tại Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, vùng trồng xoài tập trung từ Bình Định trở vào và được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre…
- Ngoài ra, xoài còn được trồng ở Khánh Hoà, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Sơn La, Lạng Sơn và khu vực đồng bằng Sông Hồng.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được kỹ thuật trồng và điều kiện giá trị dinh dưỡng
- Nêu được các biện pháp bảo quản trước và sau khi thu hoạch
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 2: Một số vấn đề chung về cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 3: Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành giâm cành
- doc Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành chiết cành
- doc Công nghệ 9 Bài 6: Thực hành ghép
- doc Công nghệ 9 Bài 7: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi
- doc Công nghệ 9 Bài 8: Kỹ thuật trồng cây nhãn
- doc Công nghệ 9 Bài 9: Kỹ thuật trồng cây vải
- doc Công nghệ 9 Bài 11: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm
- doc Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu bệnh, bệnh hại cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 13: Thực hành trồng cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 14: Thực hành bón phân thúc cho cây ăn quả
- doc Công nghệ 9 Bài 15: Thực hành làm xirô quả