Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

Nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức liên quan đến cấu tạo miền hút của rễ, phân biệt các thành phần cấu tạo miền hút dựa vào vị trí, cấu tạo và chức năng chính của từng bộ phận eLib xin giới thiệu nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 10.

Sinh học 6 Bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của miền hút rễ

- Mỗi lông hút là 1 tế bào. Lông hút là phần kéo dài của tế bào biểu bì

Cấu tạo lông hút

1. Vách tế bào 2. Màng sinh chất 3. Chất tế bào 4. Nhân 5. Không bào

- Cấu tạo miền hút gồm hai bộ phận chính: vỏ và trụ giữa

Cấu tạo miền hút rễ

+ Vỏ gồm:

  • Biểu bì: gồm một lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau và có nhiều lông hút. Lông hút của tế bào biểu bì kéo dài
  • Thịt vỏ: gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau

Cấu tạo của vỏ rễ

+ Trụ giữa gồm: 

Bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây

  • Mạch rây: gồm những tế bào có vách mỏng
  • Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào

Ruột: gồm những tế bào có vách mỏng

Cấu tạo trụ giữa

1.2. Chức năng của miền hút rễ

- Vỏ

- Biểu bì: 

  •  Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
  • Hút nước và muối hoáng hòa tan

- Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa

- Trụ giữa

+ Bó mạch: 

  • Mạch rây: Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
  • Mạch gỗ: Chuyển nước và muối khoáng lên từ rễ lên thân, lá

+ Ruột: Chứa chất dự trữ

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Cấu tạo miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn giải

Phù hợp cấu tạo chức năng biểu bì: các tế bào xếp sát nhau, bảo vệ. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài...

Câu 2: Lông hút có tồn tại mãi không?

Hướng dẫn giải

Lông hút không tồn tại mãi, già sẽ rụng.

Câu 3: Điền chú thích cho hình Cấu tạo của miền hút sau:

Hình ảnh dưới kính hiển vi cấu tạo miền hút của rễ

Hướng dẫn giải

1.Trụ giữa          2. Vỏ               3. Biểu  bì                   4. Lông hút

5. Thịt vỏ          6. Mạch rây       7. Mạch gỗ                  8. Ruột

Câu 4: Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống để được kiến thức đúng về cấu tạo và chức năng của miền hút.

Cấu tạo miền hút gồm hai phần chính: Vỏ gồm (1)............ có nhiều (2).........

Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút (3).........và (4).........hòa tan.

Phía trong là (5)........... có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào (6) ...........

Trụ giữa gồm các mạch (7)...... và mạch (8)........ có chức năng (9)....... các chất.

(10).......... chứa chất dự trữ.

Hướng dẫn giải

1- Biểu bì ; 2- Tế bào lông hút ; 3- Nước ; 4- Muối khoáng hòa tan ; 5- Thịt vỏ ; 6- Trụ giữa; 7- Rây ; 8- Gỗ ; 9- Vận chuyển ; 10- Ruột (Vị trí số 3, 4; vị trí 7, 8 có thể đổi cho nhau.)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút?

Câu 2: Để cây phát triển tốt, thu được năng xuất cao ta chăm sóc rễ cây như thế nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?

A. Vì bộ phận này có khả năng tái sinh rất cao, giúp rễ nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương

B. Vì bộ phận này là nơi duy nhất ở rễ chứa mạch rây và mạch gỗ

C. Vì bộ phận này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của rễ

D. Vì bộ phận này chứa các lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng hòa tan - chức năng quan trọng nhất của rễ thực vật

Câu 2: Lông hút ở rễ là một bộ phận của

A. tế bào thịt vỏ

B. tế bào biểu bì

C. tế bào kèm

D. quản bào

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ?

A. Nhân

B. Vách tế bào

C. Không bào

D. Lục lạp

Câu 4: Khi nói về sự sắp xếp mạch rây và mạch gỗ tại miền hút của rễ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Mạch rây bao bên ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong

B. Mạch rây xếp một phía, mạch gỗ xếp ở phía đối diện

C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

D. Mạch gỗ bao bên ngoài, mạch rây nằm ở phía trong

Câu 5: Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào?

A. Biểu bì và ruột

B. Thịt vỏ và bó mạch

C. Ruột và bó mạch

D. Mạch rây và mạch gỗ

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ
  • Qua quan sát nhận thấy được đặc điểm cấu tạo phù hợp chức năng của chúng
  • Rèn luyện được các kỹ năng quan sát, phân tích
  • Có ý thức bảo vệ cây
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM