Sinh học 7 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
eLib xin gửi đến các em bài học này nhằm giúp các em tìm hiểu về sự đa dạng của giới động vật về số lượng loài, cá thể và môi trường sống. Qua đó có cách nhìn tổng quan về thế giới động vật xung quanh chúng ta và xây dựng ý thức bảo về vốn đa dạng động vật cho nhân loại. Mời các em tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể
- Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ghi nhận với tổng cộng 11.217 loài trong khí hậu nóng ẩm. Ngoài ra cũng còn có 2.470 loài cá, hơn 23.000 loài san hô và nhiều loài động vật không xương sống được ghi nhận trong hệ sinh thái động vật hoang dã của Việt Nam.
- Theo báo cáo về quan trắc môi trường nước của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng.
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam có 310 loài động vật có vú, 296 loài bò sát, 162 loài lưỡng cư, 700 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển. Có khoảng 889 loài chim và 310 loài nhuyễn thể trên cạn.
- Trong đó xét về số lượng loài trong loài như sau:
-
Hệ động vật trên cạn: gồm động vật ăn cỏ, động vật ăn lá cây, (bò tót, voi, trâu rừng, hươu sao, hoẵng, nai, sơn dương, lợn rừng, tê giác), động vật ăn thịt (mèo rừng, hổ, báo gấm, báo đen, trăn, cá sấu, chó rừng, tắc kè). Chim có tới 767 loại thuộc 20 bộ, 69 họ, 310 chi, trên 1.000 dạng chim khác nhau trong đó có chim ăn thịt (diều hâu, đại bàng, cú), chim có lông đẹp (công, trĩ vẹt, vẹt mình xanh mỏ đỏ, gà rừng, gà lôi, gà lôi trắng, cu xanh).
-
Hệ động vật dưới nước: Có tới 2.000 loại cá với nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá chim, cá thu, cá nhụ, cá đé, cá ngừ, cá đối, cá mối, cá phèn trong đó đặc biệt là đặc sản biển Chim, thu, nhụ, đé, hơn 80 loại tôm (nhiều loại có giá trị như tôm he, tôm rảo, tôm càng xanh, tôm hùm), các loại cua, mực, ốc, trai, sò (sò huyết), bào ngư, hải sâm, đồi mồi, vích, cá voi, cá mập.
- Phong phú về số lượng cá thể: Một loài có số lượng cá thể lớn đặc biệt có những loài có số lượng trên vạn cá thể như: Châu chấu, ong, chim di cư...
⇒ Thế giới động vật xung quang chúng ta rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên số lượng loài đang ngày một suy giảm chúng ta cần chung tay bảo vệ sự đa dạng đó.
1.2. Đa dạng về môi trường sống
- Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện môi trường sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường: Trên cạn, dưới nước, trên không và cả vùng băng giá...
- Động vật được phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau: môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ…), trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm, từ đỉnh Everest cao hơn 8000m đến vực sâu 11000m dưới đáy đại dương...
- Động vật có các đặc điểm thích nghi cao với môi trường sống của chính nó.
- Nam cực toàn băng tuyết nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới 17 loài khác nhau.
- Đặc điểm thích nghi với môi trường giá lạnh:
- Mỗi con nặng 30 – 40kg, lông rậm, mỡ dày → giữ nhiệt cho cơ thể
- Con cái đẻ 1 – 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40% khối lượng → khả năng chăm sóc con từ khi còn trong trứng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng nở.
- Con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non → giúp con thích nghi dần với điều kiện khí hậu lạnh giá ở Nam cực.
- Chúng thường sống thành bầy đàn, đông tới hàng nghìn con → tăng khả năng kiếm mồi và chống lại kẻ thù cũng như cái lạnh của Nam cực.
- Vùng nhiệt đới có sự đa dạng và phong phú của các loài động vật là lớn nhất. Do vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, lượng thức ăn dồi dào tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển các loài động vật.
- Các vùng có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc khô nóng hay vùng băng giá quanh năm thì có ít loài động vật sinh sống.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Qua vài tỉ năm tiến hoá, thế giới động vật tiến hoá theo hướng đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, thể hiện:
- Đa dạng về loài:
- Từ nhiều loài có kích thước nhỏ như trùng biến hình đến loài có kích thước lớn như cá voi.
- Chỉ một giọt nước biển thôi cũng có nhiều đại diện của các loài khác nhau (hình 1.3 SGK).
- Chỉ quây một mẻ lưới, tát một cái ao, lập tức được vô số các loài khác nhau. Đã có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện.
- Phong phú về số lượng cá thể: Một số loài có số lượng cá thể rất lớn, cá biệt, có loài có số lượng lên đến hàng vạn, hàng triệu cá thể như : các đàn cá biển, tổ kiến, đàn chim di cư, chim hồng hạc...
Câu 2: Giải thích tại sao thế giới động vật đa dạng và phong phú?
Hướng dẫn giải
Thế giới động vật đa dạng và phong phú vì:
- Chúng đã có quá trình tiến hoá vài tỉ năm: Tuy nhiều loài động vật đã mất đi, nhưng nhiều loài mới đã sinh ra và ngày càng đông đảo.
- Chúng đã thích nghi với các điều kiện tự nhiên khác nhau của Trái Đất như: Từ ở nước đến ở cạn, từ vùng cực lạnh giá đến vùng nhiệt đới nóng nực, từ đáy biển đến đỉnh núi... Khắp nơi đều có động vật sinh sống.
Câu 3: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Hướng dẫn giải
Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú, chúng ta phải:
- Luôn luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích.
- Trong quá trình học tập, lao động, chúng ta phải bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp (không gây ô nhiễm, không có hành động làm tốn hại môi trường,...) tạo điều kiện cho động vật sinh sống và phát triển.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em ? Chúng có đa dạng, phong phú không?
Câu 2: Vì sao nước ta có giới Động vật đa dạng, phong phú?
Câu 3: Hãy nêu lí do khiến động vật biển đa dạng phong phú hơn trên cạn, nhất là ở nước ta?
Câu 4: Vì sao càng lên cao và càng xa xích đạo, động vật càng kém đa dạng phong phú?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Môi trường có động vật sinh sống là
A. Nhiệt đới
B. Vực sâu nhất đại dương
C. Suối nước nóng
D. Cả A, B và C
Câu 2: Nơi động vật ra đời đầu tiên là
A. Vùng nhiệt đới châu Phi
B. Biển và đại dương
C. Ao, hồ, sông, ngòi
D. Cả A, B và C
Câu 3: Nơi không có động vật sinh sống là
A. Vùng cực băng giá
B. Đỉnh núi cao
C. Suối nước nóng
D. Tầng bình lưu của khí quyển
Câu 4: Nhóm động vật có số loài lớn nhất là
A. Động vật nguyên sinh
B. Động vật có xương sống
C. Thân mềm
D. Sâu bọ
Câu 5: Nhóm động vật có số lượng cá thể lớn nhất là
A. Chim vẹt
B. Cá voi
C. Hồng hạc
D. Tôm hùm
4. Kết luận
Sau khi học xong bài thế giới động vật đa dạng, phong phú này các em cần:
- Trình bày được khái quát về giới động vật.
- Chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số lượng và môi trường sống.