Lý 6 Bài 1: Đo độ dài
Nội dung bài giảng giúp các em bổ sung thêm các kiến thức mới về hệ thống đơn vị đo độ dài trong đời sống, cách ước lượng độ dài và biết cách đo độ dài đúng quy tắc... Mời các em cùng tìm hiểu bài học. Chúc các em học thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đơn vị đo độ dài
a) Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước việt nam là mét (kí hiệu: m).
- Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là:
-
Đềximét (dm) 1m = 10dm.
-
Centimet (cm) 1m = 100cm.
-
Milimet (mm) 1m = 1000mm.
-
Đơn vị đo độ dài thường dùng lớn hơn mét là: Kilomet (km) 1km = 1000m.
b) Ước lượng độ dài:
-
Ước lượng độ dài 1m trên cạnh bàn và dùng thước kiểm tra lại
-
Ước lượng độ dài 1 gang tay bằng 12cm và dùng thước kiểm tra lại
1.2. Đo độ dài
- Để đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…
- Mọi thước đo độ dài đều có:
-
Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
-
Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc.
1.3. Phương pháp giải
- Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo
+ Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
+ Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:
-
Xác định đơn vị đo của thước.
-
Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).
-
ĐCNN = \(\frac{{So\,lon\, - \,so\,be}}{n} \) (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)
Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN = \(\frac{{2 - 1}}{5} = 0,2\,cm \)
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định GHĐ và ĐCNN của thước
Trên một cái thước có số đo lớn nhất là 30, số nhỏ nhất là 0, đơn vị là cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:
Hướng dẫn giải
Giới hạn đo của thước là 30 cm.
Từ vạch số 0 đến vạch số 1 chia làm 10 khoảng nên độ chia nhỏ nhất của thước bằng:
\(\frac{{1 - 0}}{{10}} = 0,1\,cm\, = 1\,mm \)
2.2. Dạng 2: Xác định chu vi của vật
Để xác định chu vi của một chiếc bút chì: Em làm cách nào? Em dùng thước nào, có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu? Kết quả đo của em là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Xác định chu vi của bút chì: dùng sợi chỉ quấn sát nhau xung quanh bút chì 1 hoặc 10 vòng,… (đánh dấu độ dài tất cả các vòng dây này trên sợi chỉ). Dùng thước có ĐCNN phù hợp (1mm) để đo độ dài đã đánh dấu. Lấy kết quả đó chia cho số vòng dây, em được chu vi của bút chì.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Điền vào chổ trống:
a)12 cm = …….. m d) 50 cm = …….. m
b) 4 cm = ……..m e) 2,4 km = …….. m
c) 2,5m = ……..cm f) 60 m = …….. km
Câu 2: Trong các trường hợp sau,người ta thường dùng các loại thước nào để đo độ dài thích hợp:
a) Thợ mộc đo chiều dài của cửa ra vào.
b) Học sinh đo chiều dài của cuốn sách vật lý.
c) Người bán vải đo chiều dài tấm vải.
d) Thợ may đo vòng ngực để may áo cho khách hàng.
Câu 3: Điền từ thích hợp:
a) Ước lượng …….. cần đo.
b) Chọn thước có …….. và có …….. thích hợp.
Câu 4: Một thanh gỗ dài thẳng có thể dùng để đo độ dài không?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phương án sai
Người ta thường sử dụng đơn vị đo độ dài là
A. mét (m) B. kilômét (km)
C. mét khối (m3) D. đềximét (dm)
Câu 2: Giới hạn đo của thước là
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
D. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước.
Câu 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây B. Thước mét
C. Thước kẹp D. Compa
Câu 4: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là
A. mét (m) B. xemtimét (cm)
C. milimét (mm) D. đềximét (dm)
4. Kết luận
Qua bài giảng Đo độ dài này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
-
Ước lượng được độ dài cần đo, chọn dụng cụ đo phù hợp, đọc, ghi và tính giá trị trung bình các kết quả đo.
Tham khảo thêm
- doc Lý 7 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Lý 7 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- doc Lý 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng
- doc Lý 6 Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
- doc Lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Lý 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- doc Lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học