Toán 11 Chương 5 Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm

Đạo hàm là khái niệm quan trọng bậc nhất của Giải tích học, nó xuất hiện trong hầu hết các dạng toán ở phân môn Giải tích trong chương trình phổ thông và có nhiều ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống. Nội dung bài học sẽ bước đầu giúp các em tìm hiểu về khái niệm và ý nghĩa của đạo hàm cùng với các dạng toán tính đạo hàm bằng cách sử dụng định nghĩa, viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số đi kèm là những ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em nắm được phương pháp làm bài.

Toán 11 Chương 5 Bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa

Cho hàm số \(y = f(x)\) xác định trên khoảng \((a;b)\), \(x_0\in (a;b)\). Giới hạn hữu hạn (nếu có) của tỉ số \(\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}\)  khi \(x → x_0\) được gọi là đạo hàm của hàm số đã cho tại  \(x_0\), kí hiệu là \(f'( x_0)\) hay \(y'( x_0)\). Như vậy:

\(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f\left( x \right) - f\left( {{x_0}} \right)}}{{x - {x_0}}}\)

Nếu đặt \(x - x_0= ∆x\) và \(∆y = f(x_0+∆x) - f(x_0)\) thì ta có

\(f'\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\)

Đại lượng \(∆x\) được gọi là số gia của đối số tại \(x_0\) và đại lượng \(∆y\) được gọi là số gia tương ứng của hàm số.

1.2. Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa

  • Bước 1. Với \(∆x\) là số gia của số đối tại \(x_0\) ,tính \(∆y = f(x_0+∆x)- f(x_0)\);
  • Bước 2. Lập tỉ số \( \dfrac{\Delta y}{\Delta x}\);
  • Bước 3. Tính \(\mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} \dfrac{{\Delta y}}{{\Delta x}}\).

Nhận xét: nếu thay \(x_0\) bởi \(x\) ta có định nghĩa và quy tắc tính đạo hàm của hàm số \(y = f(x)\) tại điểm \(x ∈ (a;b)\).

1.3. Quan hệ giữa tính liên tục và sự tồn tại đạo hàm

Định lí: Nếu hàm số \(y = f(x)\) có đạo hàm tại \(x_0\) thì nó liên tục tại \(x_0\).

Chú ý

  • Định lí trên tương đương với khẳng định : Nếu \(y = f(x)\) gián đoạn tại \(x_0\) thì nó không có đạo hàm tại điểm đó.
  • Mệnh đề đảo của định lí không đúng. Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.

1.4. Ý nghĩa của đạo hàm

a) Ý nghĩa hình học của đạo hàm

 Nếu tồn tại, \(f'(x_0)\) là hệ số góc của tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) tại điểm \(M_0(x_0;f(x_0))\). Khi đó phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm \(M_0(x_0;f(x_0))\) là

\( y - f(x_0) = f'(x_0)(x-x_0)\)

b) Ý nghĩa vật lí của đạo hàm

\(v(t) = s'(t)\) là vận tốc tức thời của chuyển động \(s = s(t)\) tại thời điểm \(t\).

2. Bài tập minh họa

2.1. Bài tập 1

a) Cho hàm số y = x2. Hãy tính y'(xo) bằng định nghĩa.

b) Cho hàm số y = -x2 + 3x – 2. Tính y’(2) bằng định nghĩa.

Hướng dẫn giải

a) 

\(\eqalign{
& y'({x_0}) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {{{x^2} - {x_0}^2} \over {x - {x_0}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {{(x - {x_0})(x + {x_0})} \over {x - {x_0}}} \cr
& = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} (x + {x_0}) = 2{x_0} \cr} \)

b) - Giả sử Δx là số gia của đối số tại xo = 2. Ta có:

Δy = y(2 + Δx) - y(2)

= -(2 + Δx)2 + 3(2 + Δx) - 2 - (-22 + 3.2 - 2)

= -(4 + 4Δx + (Δx)2 )+ 6 + 3Δx - 2 = - (Δx)2 - Δx

\(\eqalign{
& \Rightarrow {{\Delta y} \over {\Delta x}} = {{ - {{(\Delta x)}^2} - \Delta x} \over {\Delta x}} = - \Delta x - 1 \cr
& \Rightarrow y'(2) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} {{\Delta y} \over {\Delta x}} = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} ( - \Delta x - 1) = - 1 \cr} \)

2.2. Bài tập 2

a) Vẽ đồ thị của hàm số f(x) = \({{{x^2}} \over 2}\)

b) Tính f’(1).

c) Vẽ đường thẳng đi qua điểm M(1; \({1 \over 2}\)) và có hệ số góc bằng f’(1). Nêu nhận xét về vị trí tương đối của đường thẳng này và đồ thị hàm số đã cho.

Hướng dẫn giải

a) 

b) - Giả sử Δx là số gia của đối số tại xo = 1. Ta có:

\(\eqalign{
& \Delta y = f(1 + \Delta x) - f(1) \cr &= {{{{(1 + \Delta x)}^2}} \over 2} - {{{1^2}} \over 2} \cr &= {{{{(\Delta x)}^2} + 2\Delta x} \over 2} \cr 
& \Rightarrow {{\Delta y} \over {\Delta x}} = {{{{(\Delta x)}^2} + 2\Delta x} \over 2}:\Delta x \cr &= {{\Delta x} \over 2} + 1 \cr 
& \Rightarrow f'(1) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} {{\Delta y} \over {\Delta x}} \cr &= \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} {{\Delta x} \over 2} + 1 = 0 + 1 = 1 \cr} \)

c) - Đường thẳng có hệ số góc bằng f'(1) = 1 có dạng:

y = 1.x + a hay y = x + a

Mà đường thẳng đó đi qua điểm M(1;1/2) nên có: \({1 \over 2}\) = 1 + a ⇒ a = \({1 \over 2}\) - 1 = -\({1 \over 2}\)

⇒ đường thẳng đi qua M và có hệ số góc bằng 1 là: y = x – \({1 \over 2}\)

Ta có đồ thị như trên. Đường thẳng y = x – \({1 \over 2}\) tiếp xúc với đồ thị hàm số f(x) tại M

2.3. Bài tập 3

Bằng định nghĩa, hãy tính đạo hàm của các hàm số:

a) f(x) = x2 tại điểm x bất kì;

b) g(x) = \({1 \over x}\) tại điểm bất kì x ≠ 0.

Hướng dẫn giải

a) Giả sử Δx là số gia của đối số tại xo bất kỳ. Ta có:

\(\eqalign{
& \Delta y = f({x_0} + \Delta x) - f({x_0}) \cr 
& = {({x_0} + \Delta x)^2} - {x_0}^2 = 2{x_0}\Delta x + {(\Delta x)^2} \cr 
& \Rightarrow {{\Delta y} \over {\Delta x}} = {{2{x_0}\Delta x + {{(\Delta x)}^2}} \over {\Delta x}} = 2{x_0} + \Delta x \cr 
& \Rightarrow y'({x_0}) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} {{\Delta y} \over {\Delta x}} = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} (2{x_0} + \Delta x) = 2{x_0} \cr} \)

b) Giả sử Δx là số gia của đối số tại xo bất kỳ. Ta có:

\(\eqalign{
& \Delta y = g({x_0} + \Delta x) - g({x_0}) \cr 
& = {1 \over {{x_0} + \Delta x}} - {1 \over {{x_0}}} = {{ - \Delta x} \over {{x_0}({x_0} + \Delta x)}} \cr 
& \Rightarrow {{\Delta y} \over {\Delta x}} = {{ - \Delta x} \over {{x_0}({x_0} + \Delta x)}}:\Delta x = {{ - 1} \over {{x_0}({x_0} + \Delta x)}} \cr 
& y'({x_0}) = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} {{\Delta y} \over {\Delta x}} = \mathop {\lim }\limits_{\Delta x \to 0} ({{ - 1} \over {{x_0}({x_0} + \Delta x)}}) = {{ - 1} \over {{x_0}^2}} \cr} \)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm số gia của hàm số \(f(x) =  x^3\), biết rằng:

a) \(x_0 = 1; ∆x = 1\)

b) \(x_0= 1; ∆x = -0,1\)

Câu 2: Sử dụng định nghĩa, hãy tìm đạo hàm của các hàm số sau: 

a) \(y = 3x - 5;\)

b) \(y = 4{x^2} - 0,6x + 7;\)

c) \(y = 4x - {x^2};\)

d) \(y = \sqrt {3x + 1} ;\)

Câu 3: Cho \(f\left( x \right) = \root 3 \of {x - 1} .\)  Tính \(f'\left( 0 \right);f'\left( 1 \right).\)

Câu 4: Cho \(\varphi \left( x \right) = {8 \over x}.\) Chứng minh rằng \(\varphi '\left( { - 2} \right) = \varphi '\left( 2 \right).\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau là đúng?

A. Nếu hàm số \(y=f(x)\) không liên tục tại \(x_{0}\) thì nó có đạo hàm tại điểm đó.

B. Nếu hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm tại \(x_{0}\) thì nó không liên tục tại điểm đó.

C. Nếu hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm tại \(x_{0}\) thì nó liên tục tại điểm đó.

D. Nếu hàm số \(y=f(x)\) liên tục tại \(x_{0}\) thì nó có đạo hàm tại điểm đó.

Câu 2: Cho f là hàm số liên tục tại \(x_{0}\). Đạo hàm của f tại \(x_{0}\) là: 

A. \(f(x_{0})\)

B. \(\frac{f(x_{0}+h)-f.(x_{0})}{h}\)

C. \(\underset{h \to 0}{lim}\frac{f(x_{0}+h)-f(x_{0})}{h}\) ( nếu tồn tại giới hạn).

D. \(\underset{h \to 0}{lim}\frac{f(x_{0}+h)-f(x_{0}-h)}{h}\) ( nếu tồn tại giới hạn).

Câu 3: Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm tại \(x_{0}\) là \(f'(x_{0})\). mệnh đề nào sau đây sai?

A. \(f'(x_{0})=\underset{x \to x_{0}}{lim}\frac{f(x)-f(x_{0})}{x-x_{0}}\)

B. \(f'(x_{0})=\underset{\Delta x \to 0}{lim}\frac{f(x_{0}+\Delta x)-f(x_{0})}{\Delta x}\)

C. \(f'(x_{0})=\underset{h \to 0}{lim}\frac{f(x_{0}+h)-f(x_{0})}{h}\)

D. \(f'(x_{0})=\underset{x \to x_{0}}{lim}\frac{f(x+x_{0})-f(x_{0})}{x-x_{0}}\)

Câu 4: Cho hàm số \(f(x)=\begin{cases}\frac{3-\sqrt{4-x}}{4} & \text{ khi } x\neq 0 \\ \frac{1}{4} & \text{ khi } x=0 \end{cases}\). Tính \(f'(0)\)

A. \(f'(0)=\frac{1}{4}\)

B. \(f'(0)=\frac{1}{16}\)

C. \(f'(0)=\frac{1}{32}\)

D. Không tồn tại.

Câu 5: \(\begin{cases}\frac{\sqrt{x^{2}+1}-1}{x} & \text{ khi } x\neq 0 \\ 0 & \text{ khi } x=0 \end{cases}\). Tính \(f'(0)\)

A. \(f'(0)=0\)

B. \(f'(0)=1\)

C. \(f'(0)=\frac{1}{2}\)

D. Không tồn tại.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm Toán 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:

  • Biết định nghĩa đạo hàm tại một điểm;
  • Hiểu rõ rằng đạo hàm của một hàm số tại một điểm là một số xác định;
  • Tính được đạo hàm của hàm lũy thừa, hàm đa thức bậc 2 hoặc 3 theo định nghĩa;
  • Biết tìm vận tốc tức thời của một chuyển động có phương trình s = f(t)
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM