GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là quyền tự do ngôn luận; các qui định của pháp luật và trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do ngôn luận của công dân. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 8. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặt vấn đề
- Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
- Tổ dân phố họp bàn về công tác trật tự an ninh ở địa phương.
- Góp ý kiến vào dự thảo luật, dự thảo Hiến pháp.
⇒ Tự do ngôn luận là quyền trình bày ý kiến một cách mạch lạc, rõ ràng của một người nào đó mà không sợ sự trả thù hoặc kiểm duyệt của chính quyền, hay chịu sự trừng phạt của xã hội.
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.
Ví dụ: Phát biểu ý kiến trong buổi họp lớp; đóng góp ý kiến trong buổi họp tổ dân phố…
b. Qui định của pháp luật
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin theo qui định của pháp luật
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý kiến vào các văn bản dự thảo luật.
c. Trách nhiệm của Nhà nước
Tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
2. Luyện tập
Câu 1: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?
a. Góp ý trực tiếp với người có hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước, xâm phạm quyền sở hữu công dân
b. Viết bài đăng báo phản ánh việc làm thiếu trách nhiệm, gây lãng phí, gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước
c. Làm đơn tố cáo với cơ quan quản lí về một số cán bộ có biểu hiện tham nhũng
d. Chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong các kì tiếp xúc cử tri
Gợi ý trả lời
Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận là tình huống (b), (d)
Câu 2: Khi phương tiện thông tin đại chúng đăng các thông tin về dự thảo Luật Giáo dục, nhiều học sinh muốn phát biểu ý kiến, quan điểm của mình nhưng các bạn còn ngại không biết học sinh có được phép góp ý, phát biểu và thực hiện bằng cách nào?
Em hãy chỉ ra một phương án giúp các bạn?
Gợi ý trả lời
- Học sinh được phép góp ý và phát biểu
- Bằng cách:
+ Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật
+ Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo luật
Câu 3: Hiện nay trên đài phát thanh, truyền hình và một số báo có mở những chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình. Em hãy nêu tên môt vài chuyên mục mà em biết?
Gợi ý trả lời
Chuyên mục:
- Hộp thư truyền hình
- Nhịp cầu tuổi thơ
- Bạn của nhà nông
- An toàn giao thông
- Với khán giả VTV3
- Blog giao thông
......
Câu 4: Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Gợi ý trả lời
Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy hết vai trò của mình.
Câu 5: Khi đọc những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, bạn Hải cho rằng, chỉ khi nào chúng ta được tự do phát ngôn mà không cần tuân thủ các quy định của pháp luật thì khi đó chúng ta mới thực sự có quyền tự do ngôn luận.
Em có đồng ý với quan niệm của bạn Hải hay không? Tại sao?
Gợi ý trả lời
Em không đồng ý với quan niệm của bạn Hải. Bởi vì quyền tự do ngôn luận không phải là muốn phát ngôn như thế nào cũng được mà cần phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Điều đó giúp cho quyền tự do ngôn luận vừa mang lại lợi ích cho mình nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích cho người khác và toàn xã hội
Câu 6: Bác sĩ A đã công bố cho mọi người biết thông tin cụ thể về tình trạng sức khoẻ của một số bệnh nhân bị nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của họ. Khi bị các bệnh nhân đó phản đối, bác sĩ A cho rằng công dân có quyền tự do ngôn luận nên việc mình làm là không hề sai.
Theo em, bác sĩ A giải thích như vậy có đúng không? Tại sao?
Gợi ý trả lời
Bác sĩ A giải thích như vậy là sai. Bởi vì theo quy định của pháp luật, người bị nhiễm HIV có quyền được giữ kín thông tin về bệnh tật của mình. Bác sĩ có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân. Mọi sự công bố phải được sự đồng ý của bệnh nhân.
3. Kết luận
Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận; các qui định của pháp luật và trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền tự do ngôn luận của công dân. Qua đó các em biết cách sử dụng đúng quyền tự do ngôn luận theo đúng quy định của pháp luật và phát huy được quyền làm chủ của công dân.
Tham khảo thêm
- doc GDCD 8 Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS
- doc GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- doc GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
- doc GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
- doc GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
- doc GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- doc GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- doc GDCD 8 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội