10 Kết bài hay tác phẩm Những đứa trẻ M.Go-rơ-ki

Kết bài là phần kết của bài văn, vì vậy, nó tóm tắt lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn. Kết bài tác phẩm Những đứa trẻ dưới đây là một ví dụ điển hình. eLib mời các em tham khảo 10 kết bài dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

10 Kết bài hay tác phẩm Những đứa trẻ M.Go-rơ-ki

1. Kết bài 1

Đoạn trích ngắn tuy chỉ là những lời nói chuyện rất đỗi ngây thơ và thông thường của những đứa trẻ, tuy nhiên đã để lại trong lòng người đọc nhiều sức gợi. Đó là nỗi niềm chua xót trước hoàn cảnh mồ côi của những đứa trẻ bất hạnh, nỗi đau ấy không một thứ vật chất nào có thể lấp đầy, ngoài tình thân trong gia đình. Và hơn cả là tình bạn thật hồn nhiên và trong sáng của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ nhà bên, giữa chúng đã có sự đồng cảm, bao dung lẫn nhau. Thứ tình cảm ấy đã vượt qua cả sự cấm đoán và sự khác biệt giai cấp để tìm đến nhau như những tâm hồn tri kỷ, an ủi cho nỗi đớn đau trong lòng mỗi đứa trẻ bằng sự hạnh phúc, vui vẻ chân chính của tuổi thơ

2. Kết bài 2

Bằng lối kể chuyện giàu hình ảnh, nhà văn đã tái hiện lại sinh động tình bạn thân thiết thời thơ ấu của ông với những đứa trẻ nhà hàng xóm vượt qua những khoảng cách xã hội, sự ngăn cấm của gia đình để gắn bó với nhau. Mác-xim Go-rơ-ki đã mang đến cho bạn đọc những trang văn tuyệt vời. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về cuộc đời, bản thân con người của nhà văn.

3. Kết bài 3

Có thể nói tình bạn và tình yêu thương bà là những tình cảm đậm đà, trong sáng, thiêng liêng của tuổi thơ. Đọc những dòng tự thuật trên đây, ta thấy chất thơ dào dạt trên trang văn của Go-rơ-ki – Ta biết yêu bà, yêu bạn. Ta lớn lên và được sống tin cậy trong tình yêu thương mênh mộng. Thiếu tình thương, tuổi thơ buồn lắm vì phải trải qua những tháng ngày u ám cô đơn, Từ khi có bạn, được chơi trong tình bạn, những em bé mồ côi như có ánh nắng đem lại sự ấm áp cho tâm hồn. Go-rơ-ki đã nói rất cảm động điều đó. Tính chân thực, hồn nhiên và truyền cảm tạo nên vẻ đẹp văn chương đích thực của "Thời thơ ấu".

4. Kết bài 4

Qua đoạn trích, chúng ta thấy A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng đã biết thương người, biết an ủi, san sẻ nỗi bất hạnh của các bạn gần như cùng cảnh ngộ. Rõ ràng, sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ. Tình bạn ấy là của cải tinh thần vô giá trong cuộc sống tinh thần của mỗi con người.

5. Kết bài 5

Diễn biến của đối thoại dẫn dắt rất tự nhiên như chúng vốn là như thế. Rồi chuyện lối vào sân nhà ông đại tá của A-li-ô-sa là từ trên cao, từ “trên cây”, em đã “nhảy dù” xuống theo lời mời của chính con ông đại tá. Nhưng lối ra của em thì thật “đàng hoàng”, do ông đại tá nắm cổ áo lôi ra, mà ra bằng cổng chính với câu nói đầy hăm doạ: “Cấm không được đến nhà tao”. Những chi tiết ấy thật bất ngờ, nhưng đối chiếu trong một hệ thống, tự nó tạo ra một ý nghĩa riêng, từ mạch ngầm của văn bản. 

Trong sự dẫn dắt ấy, những chân dung nhân vật hiện ra mỗi người một khác, như mấy đứa con ông đại tá. Một mặt chúng giống nhau như những giọt nước trong trẻo, ngây thơ, nhưng bản năng che chở đã hình thành ở hành động của hai đứa lớn hơn, một đứa đã biết “mỉm cười” nghe chuyện thần tiên, còn một đứa khi nghe những câu chuyện đầy tưởng tượng ấy, quàng tay lên vai em và ấn nó “cúi xuống”. Nghệ thuật ấy cùng với nội dung đã tạo nên những trang viết tuyệt vời. Nó thật dung dị, cái dung dị của một tài năng.

6. Kết bài 6

“Những đứa trẻ” có sự kết hợp của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận và các yếu tố li kì tạo được hứng thú nơi bạn đọc. Sự đan xen giữa những câu chuyện đời thường và những câu chuyện cổ tích về người mẹ, người bà đã tạo nên một không gian truyện đầy chất thơ và thấm đẫm tình người.

Bằng lối kể chuyện giàu hình ảnh, nhà văn đã tái hiện lại sinh động tình bạn thân thiết thời thơ ấu của ông với những đứa trẻ nhà hàng xóm vượt qua những khoảng cách xã hội, sự ngăn cấm của gia đình để gắn bó với nhau. Mác-xim Go-rơ-ki đã mang đến cho bạn đọc những trang văn tuyệt vời. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về cuộc đời, bản thân con người của nhà văn.

7. Kết bài 7

Trong tình bạn và tuổi thơ của những đứa trẻ ấy có sự xuất hiện của bà ngoại Aliosa, bà là nguồn hạnh phúc và dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn chúng. Bà là chỗ dựa tinh thần và che chở cho Aliosa khỏi những điều chẳng lành, mỗi lần đang kể mà quên tình tiết trong câu truyện cổ tích là em lại chạy về hỏi bà, đó là điều mà ba đứa trẻ kia đều khao khát và mơ ước. Aliosa rất tự hào kể những điều tốt đẹp về bà ngoại.

Có thể nói, chính tình bạn và tình yêu thương của bà đã giúp Aliosa vượt lên trên nỗi bất hạnh cuộc đời mình. Từ đó ta thấm thía giá trị và ý nghĩa của một tình bạn đẹp, nó thắp sáng niềm tin và đem lại hạnh phúc cho tuổi thơ. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của tiểu thuyết nói chung và đoạn trích nói riêng.

8. Kết bài 8

Có thể nói tình bạn và tình yêu thương bà là những tình cảm đậm đà, trong sáng, thiêng liêng của tuổi thơ. Đọc những dòng tự thuật trên đây, ta thấy chất thơ dào dạt trên trang văn của Go-rơ-ki – Ta biết yêu bà, yêu bạn. Ta lớn lên và được sống tin cậy trong tình yêu thương mênh mông. Thiếu tình thương, tuổi thơ buồn lắm vì phải trải qua những tháng ngày u ám cô đơn, 

Từ khi có bạn, được chơi trong tình bạn, những em bé mồ côi như có ánh nắng đem lại sự ấm áp cho tâm hồn. Go-rơ-ki đã nói rất cảm động điều đó. Tính chân thực, hồn nhiên và truyền cảm tạo nên vẻ đẹp văn chương đích thực của “Thời thơ ấu”.

9. Kết bài 9

Không chỉ lời nói mà còn hình dáng, ánh mắt của mấy người bạn nhỏ đọng lại trong trái tim, khiến cho nhà văn sau bao nhiêu năm cũng chẳng thể nào quên: “Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đến trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả…”.

Qua đoạn trích, chúng ta thấy A-li-ô-sa tuy còn nhỏ nhưng đã biết thương người, biết an ủi, san sẻ nỗi bất hạnh của các bạn gần như cùng cảnh ngộ. Rõ ràng, sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo trong xã hội không thể nào ngăn cản được tình bạn trong sáng của tuổi thơ. Tình bạn ấy là của cải tinh thần vô giá trong cuộc sống tinh thần của mỗi con người.

10. Kết bài 10

Phải chăng, tình cảm trong sáng hiền hậu của bọn trẻ đã phá tan rào cản giai cấp lạnh lùng, nối liền đường ranh những định kiến, chiến thắng mọi sự ngăn cấm của bất cứ một ai.“Những đứa trẻ” là trích đoạn hay nói về tình bạn ấm áp của M Go- rơ- ki với những người bạn thời ấu thơ của mình. Đó là một tình bạn trong sáng, cảm động, chúng chơi với nhau vô tư, hồn nhiên, tránh xa được sự ảnh hưởng của những suy nghĩ phức tạp của người lớn.

Chính sự trong sáng và tình yêu thương của bọn trẻ đã làm cho tuổi thơ của chúng được hưởng một phần đúng nghĩa của từ “hạnh phúc” dù là sống trong hoàn cảnh không mấy hạnh phúc. Đó là những đứa trẻ mà ta sẽ nhớ mãi.

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM