10 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 có đáp án

eLib xin giới thiệu đến các em 10 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 có đáp án, nhằm giúp các em ôn tập kiến thức cũ, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. Mời các em tham khảo 10 đề thi HK1 dưới đây nhé. Hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

10 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 1 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

MƯỜI CÁI TRỨNG

“Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”

(Ca dao Bình Trị Thiên)

Câu 1: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:

“Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung”

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 1.

Câu 3: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?

Câu 4: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):

“Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”

II. Phần Làm văn: (7,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

---------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

I. Đọc Hiểu (3đ)

1. Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/tăng cấp (tăng tiến)/ẩn dụ...

(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)

2. - Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.

- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.

=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.

(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).

3. - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.

- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)

4. - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:

Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;

Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...

- Hình thức:

Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng),

Đúng chính tả, ngữ pháp.

(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)

II. Phần Tập làm văn (3đ)

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0,25)

2. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. (0,25)

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

a. Mở bài (0,5)

- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão; giới thiệu tác phẩm: Tỏ lòng (Thuật hoài).

- Nêu vấn đề nghị luận: Bài thơ Tỏ lòng.

b. Thân bài

- Sơ lược về nhà Trần (0,5)

+ Trong các triều đại phong kiến nhà Trần là triều đại để lại nhiều dấu ấn lịch sử đáng ghi nhớ nhất.

+ Thời đại ấy hun đúc nên những con người vĩ đại và trở lại, con người lại làm vẻ vang cho thời đại sản sinh ra mình.

- Nội dung:

+ Vẻ đẹp con người: (3,0)

  • Hình tượng con người kì vĩ (Hai câu đầu).

  • Vẻ đẹp tư tưởng nhân cách (Hai câu sau).

  • Vẻ đẹp thời đại (HS có thể trình bày lồng vào vẻ đẹp con người) (1,0)

  • Chân dung thời đại được phản ánh qua hình tượng con người trung tâm.

  • Hình ảnh con người trầm tư suy nghĩ về ý chí lí tưởng, hoài bão của mình là sự khúc xạ tuyệt đẹp của chân dung thời đại.

- Nghệ thuật: (0,5)

+ Thể thơ thất ngôn tư tuyệt Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.

+ Từ ngữ hình ảnh to lớn để miêu tả tầm vóc của con người thời đại nhà Trần.

c. Kết bài: Nhận xét đánh giá: Con người và thời đại nhà Trần (Thời đại Đông A) thật gần gũi, đẹp đẽ. (0.5)

4. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. (0,25)

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu trong tiếng Việt. (0,25)

2. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 2

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1 (4,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

a.(1đ) Hãy xác định tên bài thơ, tên tác giả trong đoạn thơ trên?

b. (1đ) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ sau: Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

c. (2đ) Từ hai câu thơ sau:

“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Viết một đoạn văn ngắn (10 đến 15 câu) suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện nay.

Câu 2 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi.

---------HẾT----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (4,0 điểm)

a. - Tên bài thơ: Tỏ lòng (Thuật hoài) (0,5đ)

- Tên tác giả: Phạm Ngũ Lão (0,5đ)

b. - NT: so sánh, phóng đại: ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu. (0,25đ)

- Tác dụng: (0,75đ)

Cụ thể hoá sức mạnh vật chất

Khái quát hoá sức mạnh tinh thần

-> Hình ảnh quân đội nhà Trần hiện lên sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng, đó là sức mạnhđoàn kết của dân tộc ta.

(HS diễn đạt thêm)

c. HS viết thành đoạn văn và phải đảm bảo nội dung sau:

Chí làm trai trong hai câu thơ: (1,0đ)

"Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu"

Sống có trách nhiệm, hy sinh vì nghĩa lớn.

Khát vọng đem tài trí để tận trung báo quốc, đó là lẽ sống lớn của một con người đầy tài năng và hoài bão.

Lí tưởng sống của thanh niên trong xã hội hiện nay: (1,0đ)

Vai trò của tầng lớp thanh niên có lí tưởng trong đời sống cá nhân, xã hội?

Lẽ sống, niềm tin và những đóng góp của thanh niên hiện nay?

Những kì vọng của gia đình và xã hội.

Câu 2 (6,0 điểm) Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" (Bảo kính cảnh giới số 43) của Nguyễn Trãi.

1. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một tác phẩm thơ

Bố cục 3 phần rõ ràng

Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

2. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở kiến thức về nhà văn, về tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (0,5đ)

Nguyễn Trãi là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại nhiều sáng tác có giá trị.

Bài Cảnh ngày hè là bài thơ tiêu biểu trong tập Quốc âm thi tập, bài thơ là bức tranh thiên nhiên sinh động ngày hè và nổi bật lên là vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ: yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và tấm lòng yêu nước thiết tha, cháy bỏng.

b. Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn, cùng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm tác giả đã đón nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác... (1,0đ)

Các hình ảnh: hoa hòe, thạch lựu, hoa sen.

Âm thanh: tiếng ve.

Mùi hương: của hoa sen.

Nghệ thuật: (1,0đ)

Các động từ: đùn đùn, phun + tính từ tiễn.

Hình ảnh gần gũi, dân dã với cuộc sống.

-> Nhận xét: Bức tranh chân thực mang nét đặc trưng của mùa hè ở thôn quê, kết hợp hài hòa đường nét và màu sắc. Bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống (nguồn sống ấy được tạo ra từ sự thôi thúc tự bên trong, đang ứ căng, tràn đầy trong lòng thiên nhiên vạn vật, khiến chúng phải "giương lên", "phun" ra hết lớp này đến lớp khác. (0,5đ)

* Bức tranh cuộc sống sinh hoạt và tấm lòng với dân, với nước.

Hướng về cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt của nhân dân: (0,25đ)

Hình ảnh: chợ cá làng ngư phủ –> cuộc sống tâp nập, đông vui, ồn ào, no đủ. (0,5đ)

Âm thanh: lao xao –> Từ xa vọng lại, lắng nghe âm thanh của cuộc sống, quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. (0,25đ)

-> Bức tranh miêu tả cuối ngày nhưng không gợi cảm giác ảm đạm. Bởi ngày sắp tàn nhưng cuộc sống không ngừng lại, thiên nhiên vẫn vận động với cuộc sống dồi dào, mãnh liệt, bức tranh thiên nhiên vẫn rộn rã những âm thanh tươi vui. (0,25đ)

Mong ước khát vọng cho nhân dân khắp mọi nơi đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc: (0,25đ)

Ước muốn có chiếc đàn của vua Thuấn để gẩy lên khúc nam phong ca ngợi cuộc sống no đủ của nhân dân. Tấm lòng ưu ái với nước. (0,5đ)

Câu cuối: câu lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng đều đặn đã thể hiện khát vọng mạnh mẽ của Nguyễn Trãi (0,25đ)

3. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc: yêu thiên nhiên và luôn nặng lòng với dân với nước. (0,5đ)

3. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 3

TRƯỜNG THPT ĐÔNG DU

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Một lần, Khổng Tử cùng học trò đi đến biên giới giữa nước Trần và nước Thái thì lương thực vừa cạn hết. Mấy thầy trò còn phải ăn cháo loãng. Những ngày sau, ngay cả cháo cũng không còn, phải ăn rau dại cầm hơi. Khổng Tử ngày một gầy đi. Tử Lộ và Nhan Hồi, hai học trò yêu của Khổng Tử thì trong lòng như lửa đốt.

Một hôm, Nhan Hồi đang ôm bụng đói mà rẽ đường, băng lối, vượt đồng không mông quạnh tìm thức ăn thì may thay thấy được một mái nhà tranh. Ông lão chủ nhà nghe chuyện mấy thầy trò khổ cực làm vậy, mới vội vàng vào nhà xúc gạo đưa cho Nhan Hồi.

Về nhà, thấy Khổng Tử đang ngủ, Nhan Hồi chẳng dám kinh động thầy, lặng lẽ xuống bếp nhóm lửa, nấu cơm. Mùi cơm chín bay khắp nhà. Khổng Tử tỉnh giấc nhìn quanh, bất giác bắt gặp Nhan Hồi đang nhón tay bốc một nắm cơm trong nồi ăn. Ông thở dài rồi than thở: “Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Rồi Khổng Tử vờ như không thấy, quay mặt vào tường ngủ tiếp. Một lát sau, Nhan Hồi kính cẩn bước vào nhà trong, nhẹ nhàng lay thầy dậy: “Thưa Phu tử, cơm đã dọn xong, mời Phu tử xuống dùng bữa!”. Khổng Tử ngồi dậy, nói với học trò: “Các trò ạ, ta vừa mơ thấy cha mẹ mình. Chi bằng ta xới một bát cơm để dâng tế họ trước là hơn”. Đoạn, Khổng Tử bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng.

Nhưng Nhan Hồi vội vàng ngăn thầy lại rồi thưa: “Thưa Phu tử, nồi cơm này đã không còn sạch sẽ. Lúc nãy, khi nấu cơm, con sơ ý để bụi bẩn rơi vào nồi. Con định xới chỗ cơm bẩn ấy bỏ đi. Nhưng nghĩ bụng chút gạo này phải nhọc nhằn lắm mới kiếm được, thật quý giá biết bao, bỏ phí thì đúng là tội lớn. Con xới riêng phần cơm bẩn ấy ra rồi tự mình ăn trước, đã đắc tội với thầy và các sư huynh đệ. Bây giờ, con chỉ xin ăn rau. Còn nồi cơm đã không còn sạch sẽ, quyết không thể mang dâng tế được!”.

Nhan Hồi kể lại sự tình, Khổng Tử nghe mà ứa nước mắt, rồi thuật lại chuyện mình đã hiểu lầm người học trò yêu ra sao với mọi người. Khổng Tử cũng gật gù tâm đắc khi có được một học trò đức độ, lễ nghĩa như Nhan Hồi.”

Nhưng sau này, Nhan Hồi yểu mệnh, qua đời khi mới vừa 40 tuổi. Cái chết của Nhan Hồi khiến Khổng Tử đau xót, thống khổ. Ông không cầm nổi đau thương, ngửa mặt khóc to lên rằng: “Trời đã diệt ta rồi! Trời đã diệt ta rồi!”.

(https://www.dkn.tv/van-hoa/hoc-tro-hanh-xu-vo-le-khong-tu-da-xu-tri-ra-sao.html)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

2. Vì sao Khổng Tử lại kể với học trò giấc mơ thấy cha mẹ mình và bê bát cơm chuẩn bị mang đi cúng? Lời thưa của Nhan Hồi khi ngăn thầy bê bát cơm đi cúng cho thấy vẻ đẹp gì ở người học trò này?

3. Thái độ của Khổng Tử thay đổi như thế nào sau khi nghe lời thưa của Nhan Hồi?

4. Anh/chị rút ra được bài học gì từ văn bản trên? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nêu suy nghĩ của anh/chị về bài học đó?

II. LÀM VĂN (7.0 Điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

1. Đề 1. Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm cám”. (sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

2. Đề 2. Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ “Tỏ lòng” (“Thuật hoài”) của Phạm Ngũ Lão. (Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

………………… Hết………………….

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 2:

- Bởi Khổng Tử muốn tạo điều kiện để học trò nói ra hành động của mình, cho học trò cơ hội để giải thích, tránh hiểu sai. Khổng Tử đã rất khéo léo mang vấn đề ra hỏi, vì thế mà sự việc được rõ ràng.

- Nhan Hồi là học trò trọng lễ nghĩa, đạo lý, biết kính trên nhường dưới. Nhan Hồi là một trong những học trò mà Khổng Tử yêu quý nhất.

Câu 3:

- Ban đầu, khi nhìn thấy hành động bốc nắm cơm trong nồi ăn của Nhan Hồi, Khổng Tử rất thất vọng về hành động của người học trò

- Sau khi nghe lời thưa của Nhan Hồi, Khổng Tử vô cùng xúc động, tự trách bản thân suýt chút nữa đã trở thành kẻ “hồ đồ” trách nhầm học trò của mình.

Câu 4: Bài học rút ra:

- Học sinh có thể rút ra những bài học sau: tôn sư trọng đạo, những điều mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là sự thực. Để nhìn nhận, đánh giá đúng về sự việc thì hãy tìm hiểu và đứng ở góc độ của đối tượng, đặt bản thân vào vị trí của đối tượng thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác. Khi nhìn nhận, đánh giá một con người cũng vậy. Phải rất thận trọng, phải khách quan, toàn diện, cụ thể, không nên kết luận chỉ qua hành vi bên ngoài.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám”

a. Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

b. Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

- Giới thiệu truyện cổ tích “Tấm Cám”

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

1. Thân phận, con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm

a) Hoàn cảnh, thân phận: mồ côi, ở với dì ghẻ

=> Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, đối xử bất công, tệ bạc

b) Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám

- Mâu thuẫn có ở hai giai đoạn: mâu thuẫn gia đình (từ đầu đến Tấm đi hội) và mâu thuẫn xã hội dữ dội một mất một còn (từ khi Tấm chết cho đến hết)

=> Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là nhân vật đại diện cho cái ác. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cảm không đơn thuần chỉ là mâu thuẫn, xung đột giữa dì ghẻ và con chồng trong gia đình mà còn là mâu thuẫn, xung đột giữa cái thiện và cái ác.

c) Con đường tìm đến hạnh phúc:

- Giai đoạn đầu: Tấm thụ động, yếu đuối, khi bị áp bức, đối xử bất công, Tấm chỉ biết ôm mặt khóc

- Sự xuất hiện của nhân vật Bụt: nhờ Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. => Thể hiện quan niệm triết lí của nhân dân “ở hiền gặp lành”, thể hiện khát vọng, ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, lẽ công bằng trong cuộc sống.

=> Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng Tấm vẫn tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói riêng, truyện cổ tích thế giới nói chung.

2. Cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm

- Tấm trở thành hoàng hậu, bị mẹ con Cám hãm hại

-  Những lần hóa thân của Tấm:

+ Chim vàng anh

+ Cây xoan đào

+  Khung cửi

+ Cây thị, quả thị

- Ý nghĩa của quá trình hóa thân:

+ Khẳng định sự bất diệt của cái thiện. Cái thiện không chết đi một cách oan ức, không bị khuất phục trước cái ác.

+ Sự hóa thân của Tấm thể hiện tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện luôn chiến thắng.

+ Những sự vật mà Tấm hóa thân đều là những sự bậy bình dị, quen thuộc với người dân lao động. Đó cũng chính là những hình đẹp đẽ của làng quê Việt Nam xưa.

ð Tấm không còn thụ động, yếu đuối, không còn sự xuất hiện của nhân vật Bụt. Một cô Tấm mạnh mẽ, quyết liệt, chủ động giành và giữ hạnh phúc cho mình.

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Xây dựng những mẫu thuẫn có sự tăng tiến để thể hiện sự phát triển trong hành động nhân vật

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập để khắc họa nhân vật

- Sử dụng các yếu thần kì.

Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật Tấm.

Câu 2:

a. Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

b. Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

1. Giải thích: “Hào khí Đông A”: Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận:

2.1. Hào khí Đông A thể hiện ở sự ca ngợi vẻ đẹp con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của nhà Trần, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2.2.  Hào khí Đông A thể hiện qua nỗi băn khoăn, suy tư về khát vọng lập công danh của con người

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

3. Đánh giá

- Hào khí Đông A đã góp phần tạo nên chiến thắng lẫy lừng, tạo nên một thời đại với những kì tích rực rỡ lưu danh sử sách.

- Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng chung của bài thơ mà còn là của cả thời đại nhà Trần, khiến cho thế hệ trẻ phải suy nghĩ mình sẽ làm gì để xứng đáng với cha ông.

- Hào khí Đông A là dòng mạch chung của văn học cùng thời kì với bài thơ.

Kết bài:

- Nêu đánh giá, cảm nhận chung.

4. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 4

TRƯỜNG THPT KIM BÌNH

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Câu 1: Văn bản trên thuộc phong cách ngô ngữ nào ?

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 3: Người con đã bộc lộ tình cảm, thái độ như thế nào đối với người cha và công việc đưa thư của ông ?

Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

---- Còn tiếp -----

5. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 5

TRƯỜNG THPT ĐỨC HUỆ

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ta là biểu tượng của Thái Bình, Hòa Thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chênh vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người - thậm chí vợ chồng, anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”, Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc vừa kể lể: “Ta là Niềm Tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên thừa thãi, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc.

“Ta là Tình Yêu - Ngọn nến thứ ba nói - Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn nến vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một gọn nến nằm ở góc xa vẫn tiếp tục phát ra ánh sáng, như ngôi sao đơn độc giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào trong phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn, Hòa Bình, Niềm Tin, Tình Yêu phải luôn tỏa sáng chứ!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng: đáp lời cô gái: “Đừng lo, Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu.”

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư - Hy Vọng - thắp sáng trở lại các cây nến khác.

(Qùa tặng cuộc sống - Nguồn Internet)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Anh/chị hãy chỉ ra phương thức biểu đạt và cho biết vì sao chọn phương thức biểu đạt ấy?

Câu 2: Nêu nội dung của văn bản và đặt một nhan đề thích hiợp.

Câu 3: Theo anh/chị vì sao các ngọn nến thứ nhất, thứ hai và thứ ba lại vụt tắt?

Câu 4: Anh/chị rút ra bài học gì từ lời khẳng định của cây nến thứ tư: “Đừng lo. Tôi là Hy Vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mong manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa Bình, Niềm Tin và Tình Yêu”?

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 6

TRƯỜNG THPT KIẾN TƯỜNG

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 10

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

 

thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

(Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa)

1. Nêu nội dung chính của bài ca dao trên?

2. Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó?

3. Viết ít nhất hai bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”

4. Từ bài ca dao trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

7. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 7

Trường THPT Thái Hà

Đề thi HK1

Năm học: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Số câu: 4 câu tự luận

8. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 8

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Đề thi HK1

Năm học: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Số câu: 9 câu tự luận

9. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 9

Trường THPT Thảo Nguyên

Đề thi HK1

Năm học: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Số câu: 5 câu tự luận

10. Đề thi HK1 môn Ngữ Văn 10 số 10

Trường THPT An Mỹ

Đề thi HK1

Năm học: 2020 – 2021

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Số câu: 6 câu tự luận

  • Tham khảo thêm

Ngày:08/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM