10 đề thi Học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020 có đáp án

Ban biên tập eLib xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ 10 đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2020 có đáp án với các dạng đề khác nhau để giúp các em ôn tập, củng cố các kiến thức Toán đã học và đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

10 đề thi Học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm). Cho hàm số \(y = {x^2} + 2x - 3\) có đồ thị là (P).

a) Lập bảng biến thiên của hàm số đã cho.

b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) với đường thẳng d:y = x + 3.

Câu 2: (2,0 điểm). Giải các phương trình sau:

a) \(\left| {{x^2} + 2x - 3} \right| = 3\)

b) \(\sqrt {3x + 1} = x - 1\)

Câu 3: (2,0 điểm). Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = m \end{array} \right.\)

 a) Giải hệ phương trình khi m = 11.

b) Tìm m để hệ phương trình đã cho có nghiệm.

Câu 4: (3,5 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A(4;-3), B(5;5), C(1;-1).

a)   Xác định tọa độ điểm E để tứ giác ABCE là hình bình hành.

b)   Tìm điểm D trên trục tung sao cho A, B, D thẳng hàng.

c)   Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại C và tính diện tích tam giác ABC.

d)   Tìm điểm M trên đường thẳng \(\Delta :y = 2x + 1\) sao cho \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất.

Câu 5: (0,5 điểm). Giải phương trình \((x - 3)\sqrt {1 + x} - x\sqrt {4 - x} = 2{x^2} - 6x - 3\)

HƯỚNG DẪN CHẤM

CÂU 

NỘI DUNG

ĐIỂM

1a

 

 

1

1b

 

Phương trình hđgđ: \({x^2} + 2x - 3 = x + 3 \Leftrightarrow {x^2} + x - 6 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 3 \Rightarrow y = 0\\ x = 2 \Rightarrow y = 5 \end{array} \right.\)

Vậy tọa độ giao điểm là: A(-3; 0);  B(2; 5)

0,25

0,5

0,25

2a

 

Ta có:

\(\left| {{x^2} + 2x - 3} \right| = 3\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} + 2x - 3 = 3\\ {x^2} + 2x - 3 = - 3 \end{array} \right.\).

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} + 2x - 6 = 0\\ {x^2} + 2x = 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1 \pm \sqrt 7 \\ x = 0;x = - 2 \end{array} \right.\)

0,5

 

 

0,5

2b

 

Ta có:

\(\sqrt {3x + 1} = x - 1 \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 1\\ {x^2} - 5x = 0 \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} x = 5\\ x = 0 \end{array} \right.\\ x \ge 1 \end{array} \right. \\\Leftrightarrow x = 5\)

 

 

0,5

 

0,5

3a

 

Khi m = -1 ta có hệ

\(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = 11 \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {(x + y)^2} + xy = 11 \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ xy = 2 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 2 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} x = 2\\ y = 1 \end{array} \right. \end{array} \right.\)

 

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

3b

 

Ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {x^2} + {y^2} + 3xy = m \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ {(x + y)^2} + xy = m \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = 3\\ xy = m - 9 \end{array} \right.\)

Hệ có nghiệm khi:

\({(x + y)^2} - 4xy \ge 0 \\\Rightarrow 9 - 4(m - 9) \ge 0 \\\Leftrightarrow m \le \frac{{45}}{4}\)

 

0,25

 

0,25

 

0,25

0,25

4a

 

A(4;-3), B(5;5), C(1;-1). Tứ giác ABCE là hbh khi và chỉ khi

\(\left\{ \begin{array}{l} {x_A} + {x_C} = {x_B} + {x_E}\\ {y_A} + {y_C} = {y_B} + {y_E} \end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {x_E} = 0\\ {y_E} = - 9 \end{array} \right. \\\Rightarrow E(0; - 9)\)

 

0,5

0,25

0,25

4b

 

D(0; y); \(\overrightarrow {AB} = (1;8);\overrightarrow {AD} = ( - 4;y + 3)\).

A, B, D thẳng hàng khi \(\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow {AD} \) cùng phương

\(\frac{{y + 3}}{8} = - 4 \Leftrightarrow y = - 35\)

Vậy D(0;-35)

     0,25

0,25

0,25

0,25

4c

 

Ta có: \(\overrightarrow {CB} = (4;6);\overrightarrow {CA} = (3; - 2) \Rightarrow \overrightarrow {CB} .\overrightarrow {CA} = 0\)

Vậy tam giác ABC vuông tại C.

Tam giác ABC có: \(CA = \sqrt {13} ;CB = 2\sqrt {13} \)

\({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}CB.CA = 13\)

0,5

 

0,25

0,25

4d

 

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC \( \Rightarrow G\left( {\frac{{10}}{3};\frac{1}{3}} \right)\)

Ta có: \(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2} = 3M{G^2} + G{A^2} + G{B^2} + G{C^2}\)

\(M{A^2} + M{B^2} + M{C^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất khi M là hình chiếu của G trên \(\Delta \Rightarrow M\left( {\frac{2}{5};\frac{9}{5}} \right)\)

0,25

 

0,25

5

Giải  phương trình \((x - 3)\sqrt {1 + x} - x\sqrt {4 - x} = 2{x^2} - 6x - 3\) (1)

Điều kiện \( - 1 \le x \le 4\).

Phương trình \((1) \Leftrightarrow (x - 3)(\sqrt {1 + x} - 1) - x(\sqrt {4 - x} - 1) = 2{x^2} - 6x\)

\(\begin{array}{l} (x - 3)\frac{x}{{\sqrt {1 + x} + 1}} - x\frac{{3 - x}}{{\sqrt {4 - x} + 1}} = 2{x^2} - 6x\\ \Leftrightarrow x(x - 3)\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \frac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} - 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x(x - 3) = 0\\ \frac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \frac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} = 2\quad (2) \end{array} \right.\quad \end{array}\)

+ \(x(x - 3) = 0 \Leftrightarrow x = 0;x = 3\) (Thỏa mãn điều kiện).

+  Với điều kiện \(- 1 \le x \le 4\) ta có

\(\left\{ \begin{array}{l} \sqrt {1 + x} + 1 \ge 1\\ \sqrt {4 - x} + 1 \ge 1 \end{array} \right. \\\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} \le 1\\ \frac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} \le 1 \end{array} \right. \\\Rightarrow \frac{1}{{\sqrt {1 + x} + 1}} + \frac{1}{{\sqrt {4 - x} + 1}} \le 2\).

Dấu "=" không xảy ra nên phương trình (2) vô nghiệm.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm x = 0 và x = 3.

(Nếu chỉ tìm được 1 trong 2 nghiệm thì không cho điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

 

 

0,25

2. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 2

TRƯỜNG THPT TÂN HIỆP

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm (4.0 điểm)

Câu 1: Khẳng định nào sai khi nói về hàm số y = -x + 1

A. Hàm số đồng biến trên R.

B. Đường thẳng có hệ số góc bằng -1.

C. Đồ thị là đường thẳng luôn cắt trục Ox và Oy.

D. Hàm số nghịch biến trên R.

Câu 2: Cho parabol \((P):\,y = a{x^2} + bx + c\). Biết (P) đi qua các điểm \(A\left( {0; - 1} \right);B\left( {1; - 1} \right)\) và C(-1;1). Khi đó 2a + b + c bằng

A. -1.

B. 0.

C. 1.

D. 2.

Câu 3: Cho tập hợp \(E = \left\{ {\left. {x \in R} \right|\left( {{x^3} - 9x} \right)\left( {{x^2} - 2x} \right) = 0} \right\}\), E được viết theo kiểu liệt kê là

A. \(E = \left\{ {0;2;3;9} \right\}\).

B. \(E = \left\{ {2;3} \right\}\).

C. \(E = \left\{ {0;2;3} \right\}\).

D. \(E = \left\{ { - 3;0;2;3} \right\}\).

Câu 4: Tập nghiệm của phương trình: \(\sqrt {2x - 1} - x + 1 = 0\) là

A. \(\left\{ {2 + \sqrt 2 ;2 - \sqrt 2 } \right\}.\)

B. \(\left\{ {2 - \sqrt 2 } \right\}\)

C. \(\left\{ {2 + \sqrt 2 } \right\}\)

D. Ø.

Câu 5: Cho các vectơ \(\overrightarrow a = (2; - 3),\,\,\,\overrightarrow b = (1; - 1)\). Khẳng định nào sau đây là đúng?   .

A. \(\overrightarrow a + \,\,\overrightarrow b = (1; - 2)\).

B. \(\overrightarrow a + \,\,\overrightarrow b = (3; - 4)\).

C. \(\overrightarrow a + \,\,\overrightarrow b = ( - 1;2)\).

D. \(\overrightarrow a + \,\,\overrightarrow b = (3; - 2)\).

Câu 6: Cho tam giác ABC có trọng tâm là G(–1; 1). Biết A(6; 1), B(–3; 5) .Tọa độ đỉnh C là

A. C(6;-3).

B. C(6;3).

C. C(-6;-3).

D. C(-6;3).

Câu 7: Hàm số nào sau đây là hàm số chẵn

A. y = x2 - x4 + 1.

B. y = x2 + 2x - 2.

C. y = x3 + 2x.

D. y = x + 2.

Câu 8: Cho \((P):\,y = {x^2} - 2x - 3\). Tìm câu khẳng định đúng.

A. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( {1; + \infty } \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ;-4} \right)\) và nghịch biến trên \(\left( {-4; + \infty } \right)\).

C. Hàm số đồng biến trên \(\left( {-4; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;-4} \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên \(\left( {1; + \infty } \right)\) và nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;1} \right)\).

Câu 9: Số nghiệm của phương trình: \(\frac{{{x^2} + 2}}{{x(x - 1)}} + \frac{3}{x} = \frac{{2 - x}}{{x - 1}}\) là

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 0 .

Câu 10: Phương trình sau có bao nhiêu nghiệm \(\left| {x - 2} \right| = 2 - x\)

A. 2.

B. 1.

C. 0.

D. Vô số.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng chọn chức năng Xem Online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 3

TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Tam giác ABC vuông ở A và có góc \(\widehat B = 50^\circ \). Hệ thức nào sau đây là sai?

A. \(\left( {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {AC} } \right) = 40^\circ \).

B. \(\left( {\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {CB} } \right) = 120^\circ \).

C. \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {BC} } \right) = 130^\circ \).

D. \(\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {CB} } \right) = 50^\circ \).

Câu 2: Cho \(\left( P \right):y = - {x^2} - 4x + 3\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\).

B. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).

C. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\).

D. Hàm số đồng biến trên \(\left( { - 2; + \infty } \right)\).

Câu 3: Nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} + 10x - 5} = 2\left( {x - 1} \right)\) là:

A. \(x = 3 + \sqrt 6 \) và x = 2.

B. \(x = \frac{3}{4}\).

C. \(x = 3 - \sqrt 6 \).

D. \(x = 3 + \sqrt 6 \).

Câu 4: Cho hai tập hợp \(A = \left( {0;2020} \right]\,\,,\,\,\,\,B = \left( { - 2020;2019} \right]\). Khi đó \(A \cap B\)

A. \(A \cap B = \left( { - 2020;0} \right]\).

B. \(A \cap B = \left( { - 2020;2019} \right]\).

C. \(A \cap B = \left( { - 2020;2020} \right]\).

D. \(A \cap B = \left( {0;2019} \right]\).

Câu 5: Parabol \(y = a{x^2} + bx + c\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng -2 tại x = -2 và đi qua A(0;6) có phương trình là:

A. \(y = \frac{1}{2}{x^2} + 2x + 6\).

B. \(y = {x^2} + 6x + 6\).

C. \(y = {x^2} + 2x + 6\).

D. \(y = {x^2} + x + 4\).

Câu 6: Giá trị của m để hàm số \(y = (2 - m)x + m + 3\) nghịch biến là

A. m < 2.

B. m > 2.

C. \(m \ge 2\).

D. \(m \le 2\).

Câu 7: Tập xác định của phương trình: \(\frac{{2x + 1}}{{\sqrt {4 - 5x} }} + 2x - 3 = 5x - 1\) là

A. \(D = \left( { - \infty ;\frac{4}{5}} \right]\).

B. \(D = R\backslash \left\{ {\frac{4}{5}} \right\}\).

C. \(D = \left( { - \infty ;\frac{4}{5}} \right)\).

D. \(D = \left( { \frac{4}{5}};+ \infty \right)\).

Câu 8: Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {3y - x + 5 = 0}\\ {2x - y - 7 = 0} \end{array}} \right.\) là:

A. (12;31).

B. (-12;-31).

C. \(\left( {\frac{{16}}{5}; - \frac{3}{5}} \right)\).

D. \(\left( {-\frac{{16}}{5}; \frac{3}{5}} \right)\).

Câu 9: Cặp vectơ nào sau đây vuông góc với nhau?

A. \(\vec a = \left( {2; - 1} \right)\) và \(\vec b = \left( { - 3;4} \right)\).

B. \(\vec a = \left( {3; - 4} \right)\) và \(\vec b = \left( { - 3;4} \right)\).

C. \(\vec a = \left( {2; - 3} \right)\) và \(\vec b = \left( { - 6;4} \right)\).

D. \(\vec a = \left( {-7; - 3} \right)\) và \(\vec b = \left( { - 7;-3} \right)\).

Câu 10: Trong mặt phẳng tọa độ \(\left( {O;\overrightarrow i ;\overrightarrow j } \right)\), cho \(\overrightarrow a = 2020\overrightarrow i + \overrightarrow j \) và \(\overrightarrow b = \overrightarrow j - \overrightarrow i \). Khi đó, tích vô hướng của \(\overrightarrow a .\overrightarrow b \) là

A. -2019.

B. -2021.

C. 2020.

D. 2019.

---Để xem tiếp nội dung và đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng chọn chức năng Xem Online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,75 điểm)

Câu 1: Cho tập hợp \(A = \left( { - \infty ;4} \right),B = \left( {1;4} \right]\). Tập hợp \(A \cap B\) là:

A. [1;4)

B. (1;4)

C. \(\left( { - \infty ;4} \right)\)

D. (1;4]

Câu 2: Cho tập hợp \(A = \left( { - 3;4} \right),B = \left[ {1;7} \right]\). Tập hợp \(A \cup B\) là:

A. (-3;7]

B. (-3;7)

C. (1;4]

D. [1;4)

Câu 3: Cho tập hợp \(A = \left[ { - 2;10} \right),B = \left[ {1;15} \right]\). Tập hợp B\A là:

A. (10;15]

B. [10;15]

C. (10;15)

D. [10;15)

Câu 4: Cho tập hợp  B = \(\left\{ {x \in R/9 - {x^2} = 0} \right\}\), khẳng định  nào  sau đây là đúng?

A. Tập hợp B = {3;9}

B. Tập hợp B = {-3;-9}

C. Tập hợp B =  {-9;9}

D.Tập hợp B = {-3;3}

Câu 5: Cho tập A = {1, 3, 5, 9, 12} và B = {3, 4, 10, 12}. Chọn khẳng định đúng ?

A. A \( \cup \) B = {1, 2, 3, 4, 5, 10, 12}

B. A \(\cup \) B = {3, 12}

C. A \(\cap\) B = {3}

D. A\ B = {1, 5, 9}

---Còn tiếp---

5. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 5

TRƯỜNG THPT THỦ KHOA HUÂN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A . PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là mệnh đề sai ?

A. Số π  không phải là một số hữu tỉ

B. Tổng của hai cạnh một tam giác lớn hơn cạnh thứ ba.

C.Số 12 chia hết cho 3.

D. số 21 không phải là số lẻ.

Câu 2. Mệnh đề phủ định của: “\(\forall x \in N:{x^2} - 3 \ne 0\)” là

A. \(\forall x \in N:{x^2} - 3 = 0\).

B. \(\exists x \in N:{x^2} - 3 = 0\).

C. \(\exists x \in N:{x^2} - 3 \le 0\).

D. \(\exists x \in N:{x^2} \ge 3\).

Câu 3. Ký hiệu khoa học của số 0,000567 là:

A. 567.10–6

B. 56,7.10–5

C. 5,67.10– 4

D.  5,7.10–4

Câu 4. Cho tập hợp \(A = \left\{ {x \in N|x \le 5} \right\}\). Tập A được viết dưới dạng liệt kê là

A. \(A = \left\{ {0,1,2,3,4} \right\}\).

B. \(A = \left\{ {0,1,2,3,4,5} \right\}\).

C. \(A = \left\{ {1,2,3,4,5} \right\}\).

D. \(A = \left[ {0;5} \right]\).

Câu 5. Cho \(A = \left\{ {x \in R|x + 1 \ge 0} \right\},B = \left\{ {x \in R|4 - x \ge 0} \right\}\). Khi đó A \ B là

A. [-1;4]

B. \([4; + \infty )\)

C. \((4; + \infty )\)

D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)

---Còn tiếp---

6. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 6

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: TOÁN – LỚP 10

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Bài 1: (1,0 điểm) Nêu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau, xét xem mệnh đề phủ định đó đúng hay sai:

a) Phương trình \({x^2} - 4x + 3 = 0\) có nghiệm.

b) 22011 chia hết cho 8

c ) Có vô số số nguyên tố chia hết cho 3 .

d) \({x^2} + x + 1 \le\) 0

Bài 2: (2,0 điểm)

a) Cho A = \(\left\{ {n \in {N^*}/n < 6} \right\}\) và B = \(\left\{ {{\rm{0;1;4;5;7}}} \right\}\). Xác định A \( \cap \) B và B\A

b) Tìm tập xác định của  hàm số \(y = \sqrt {x + 4} + \frac{1}{{\sqrt {2 - x} }}\)                                             

Bài 3: (2,0 điểm) Cho hàm số y = ax2 + bx + 3

a)   Xác định a, b của hàm số biết đồ thị hàm số đi qua A(1;0) và B(-2;15)

b)   Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số vừa tìm được ở câu a).

Bài 4: (2,0 điểm)

a) Cho ba điểm A(3;2), B(4;1) và C(1;5). Tìm toạ độ trọng tâm G của tam giác ABC và tìm tọa độ của điểm M để ABCM là hình bình hành.

b) Cho \(\sin \alpha = \frac{4}{5},\,\,\,\left( {{0^0} < \alpha < {{90}^0}} \right)\). Tính giá trị của biểu thức \(P = \frac{{1 - c{\rm{o}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\alpha }}{{{\rm{tan}}\alpha {\rm{.cot}}\alpha }}\)

---Còn tiếp---

7. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 7

Trường THPT Lê Quý Đôn

Số câu: 15 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 8

Trường THPT Trần Cao Vân

Số câu: 15 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 9

Trường THPT Nam Duyên Hà

Số câu: 50 câu trắc nghiệm

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi học kì 1 môn Toán 10 số 10

Trường THPT Kiến Thụy

Số câu: 35 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Năm học: 2020-2021

-Bấm TẢI VỀ hoặc chọn chức năng XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10-

  • Tham khảo thêm

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM