10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 11 năm 2020 có đáp án

Nhằm giúp các em vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 11 vừa ôn tập và củng cố các kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bộ đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 có đáp án bao gồm 10 đề thi từ các trường THPT, Sở GD trên cả nước. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 11 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong một chu kì tim ở người bình thường, quá trình nào sau đây có thời gian dài nhất?

A. Co tâm thất              B. Dãn tâm nhĩ

C. Co tâm nhĩ               D. Dãn chung

Câu 2: Ở tim người, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung điện?

A. Bó His                      B. Mạng Puôckin

C. Nút nhĩ thất              D. Nút xoang nhĩ

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống tiêu hóa của thú ăn thịt?

A. Có dạ dày 4 ngăn và ruột dài

B. Có dạ dày đơn lớn và ruột ngắn

C. Có dạ dày 4 ngăn và manh tràng lớn

D. Có manh tràng lớn và ruột dài

Câu 4: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng trong lục lạp

B. trong xoang tilacôit

C. màng tilacôit

D. chất nền

Câu 5: Giai đoạn nào của hô hấp tế bào tạo ra nhiều ATP nhất?

A. Chu trình Crep

B. Chuỗi truyền êlectron

C. Đường phân

D.Lên men

Câu 6: Điểm bù ánh sáng là

A. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ nhất

B. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp

C. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp

D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại

Câu 7: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm

A. diệp lục và carôtenôit

B. diệp lục a và diệp lục b

C. diệp lục b và carôtenôit

D. diệp lục a và carôtenôit

Câu 8: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?

A. Lá                                 B. Thân

C. Hoa                               D. Rễ

Câu 9: Ở ếch, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua

A. mang và ống khí

B. phổi và mang

C. da và phổi

D. ống khí và phổi

Câu 10: Ví dụ nào sau đây mô tả hiện tượng hướng sáng?

A. Ngọn cây đậu tương sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng

B. Đậu cô ve sinh trưởng quấn quanh một cọc rào

C. Rễ cây hoa hồng sinh trưởng hướng xuống đất

D. Rễ cây ngô sinh trưởng hướng về phía có độ ẩm cao.

Câu 11: Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng

A. nước hoặc axêtôn

B. cồn 900 hoặc nước

C. cồn 900 hoặc benzen

D. cồn 900 hoặc NaCl’

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không có ở thực vật C4?

A. Xảy ra hô hấp sáng

B. Diễn ra quang phân li nước

C. Giải phóng O2

D. Cố định CO2 theo chu trình Canvin

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13

a. Kể tên các hình thức hô hấp ở động vật

b. Trong các bề mặt trao đổi khí ở động vật, bề mặt trao đổi khí nào có thể trao đổi O2 giữa cơ thể với môi trường nước

c. Ở người, sau bữa ăn, quá trình tiêu hóa tinh bột và hấp thụ đường glucozơ làm lượng đường trong máu tăng lên. Cơ thể đã tiết ra hoocmôn gì để giúp đưa lượng đường trong máu trở về trạng thái bình thường?

Câu 14

a. Trình bày những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

b. Cho các loài động vật sau: Trai sông, cá chép, cá trôi, tôm, chim bồ câu, châu chấu, ếch, cá sấu. Hãy sắp xếp các loài động vật trên phù hợp với các dạng hệ tuần hoàn sau:

(1) Hệ tuần hoàn hở

(2) Hệ tuần hoàn đơn

(3) Hệ tuần hoàn kép

Câu 15

a. Giải thích tại sao thực vật CAM có giai đoạn đầu cố định sơ cấp CO2 diễn ra vào ban đêm?

b. Hướng động là gì? Hiện tượng tua cuốn ở cây nho cuốn vào giàn thuộc loại hướng động nào?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (NB)

Cách giải:

Trong một chu kì tim ở người bình thường, pha dãn chung có thời gian dài nhất

Chọn D

Câu 2: (NB)

Cách giải:

Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện

Chọn D

Câu 3: (TH)

Cách giải:

Thú ăn thịt CÓ dạ dày đơn lớn và ruột ngắn.

Chọn B

Câu 4: (NB)

Cách giải:

Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở trong chất nền của lục lạp.

Chọn D

Câu 5: (TH)

Cách giải:

Chuỗi truyền êlectron tạo ra nhiều ATP nhất.

Chọn B

Câu 6: (NB)

Cách giải:

Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

Chọn C

Câu 7: (NB)

Cách giải:

Hệ sắc tố quang hợp bao gồm diệp lục và carôtenôit.

Chọn A

Câu 8: (NB)

Cách giải:

Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi rễ

Chọn D

Câu 9: (TH)

Cách giải:

Ở ếch, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua da và phổi.

Chọn C

Câu 10: (TH)

Cách giải:

Ngọn cây đậu tương sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng là hiện tượng hướng sáng.

Chọn A

Câu 11: (NB)

Cách giải:

Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng cồn 900 hoặc benzen.

Chọn C

Câu 12: (TH)

Cách giải:

Thực vật C4 không có hô hấp sáng.

Chọn A

II. TỰ LUẬN

Câu 13: (TH)

Cách giải:

a. Các hình thức hô hấp ở động vật: hô hấp qua bề mặt cơ thể, hô hấp bằng hệ thống ống khí, bằng mang, bằng phổi.

b. Trong các bề mặt trao đổi khí ở động vật, bề mặt có thể trao đổi O2 giữa cơ thể với môi trường nước là: bề mặt cơ thể (ở ruột khoang, giun) và mang (ở cá, tôm)

c. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng lên, cơ thể đã tiết ra hoocmôn insulin chuyển hóa glucozơ thành glicogen dự trữ để giúp đưa lượng đường trong máu trở về trạng thái bình thường.

Câu 14: (TH)

Cách giải:

a. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở: Máu chảy với áp lực cao hay trung bình, tốc độ máu chảy nhanh → máu đi được xa, đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cao của cơ thể.

b.

(1) Hệ tuần hoàn hở: trai sông, tôm, châu chấu

(2) Hệ tuần hoàn đơn: cá chép, cá trôi,

(3) Hệ tuần hoàn kép: chim bồ câu, ếch, cá sấu

Câu 15: (TH)

Cách giải:

a. Thực vật CAM có giai đoạn đầu cố định sơ cấp CO2 diễn ra vào ban đêm vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra, CO2 đi vào tế bào, quá trình cố định CO2 có nguyên liệu để thực hiện, còn ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước, nên tế bào không lấy được CO2.

b. Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

Hiện tượng tua cuốn ở cây nho cuốn vào giàn thuộc loại hướng động tiếp xúc.

2. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 2

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong chu kỳ hoạt động của tim người bình thường, khi tim dãn thì máu từ tĩnh mạch phổi trở về ngăn nào của tim?

A. Tâm nhĩ trái

B. Tâm thất phải

C. Tâm nhĩ phải

D. Tấm thất trải

Câu 2: Ở thực vật trên cạn, cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng hút nước từ đất?

A. Hoa                               B. Thân

C. Rễ                                 D. Lá

Câu 3: Khi nói về quang hợp, phát biểu sau đây đúng?

A. Trong chu trình Canvin, sản phẩm đầu tiên được tạo ra là AlPG

B. Pha tối cung cấp cho pha sáng NADP+ và C6H12O6

C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng

D. Nếu không có quang phân li nước thì sẽ không tổng hợp được C6H12O6

Câu 4: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

A. Hiđrô                            B. Sắt

C. Nitơ                              D. Phôtpho

Câu 5: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

A. Thỏ                               B. Cá chép

C. Chim bồ câu                 D. Cá sấu

Câu 6: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang

B. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch

C. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch

D. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và màu giàu CO2

Câu 7: Thành phần chủ yếu của dòng mạch gỗ là:

A. Hoocmôn và axit amin

B. Ion khoáng và vitamin

C. Nước và ion khoáng

D. Saccarozơ và ion khoáng

Câu 8: Để phát hiện thực vật hô hấp thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch KCl

B. Dung dịch Ca(OH)2

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Câu 9: Ở trâu, bò, dê..., quá trình tiêu hóa prôtêin nhờ pepsin và HCl diễn ra ở ngăn nào của dạ dày?

A. Dạ lá sách                     B. Dạ tổ ong

C. Dạ cỏ                            D. Dạ múi khế

Câu 10: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Độ pH trung bình dao động từ 7,35 – 7,45

B. Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH

C. Khi cơ thể vận động mạnh có thể làm giảm độ pH.

D. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH

Câu 11: Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở thú ăn thịt, tại ruột non diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức ăn

B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào trong túi tiêu hóa

C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa ngoại bào.

D. Ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn không có quá trình tiêu hóa sinh học

Câu 12: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua hệ thống ống khí

A. Châu chấu                     B. Ốc sên

C. Giun đất                        D. Cá voi

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: (NB)

Cách giải:

Máu từ tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.

Chọn A

Câu 2: (NB)

Cách giải:

Ở thực vật trên cạn, rễ thực hiện chức năng hút nước từ đất.

Chọn C

Câu 3: (TH)

Cách giải:

Phát biểu đúng là D

Chọn D

Câu 4: (NB)

Cách giải:

Sắt là nguyên tố vi lượng.

Chọn B

Câu 5: (NB)

Cách giải:

Cá chép có hệ tuần hoàn đơn.

Chọn B

Câu 6: (TH)

Cách giải:

Phát biểu đúng là C

Chọn C

Câu 7: (NB)

Cách giải:

Thành phần chủ yếu của dòng mạch gỗ là: Nước và ion khoáng.

Chọn C

Câu 8: (TH)

Cách giải:

Để phát hiện thực vật hô hấp thải ra khí CO2, có thể sử dụng Dung dịch Ca(OH)2.

Chọn B

Câu 9: (NB)

Cách giải:

Ở trâu, bò, dê..., quá trình tiêu hóa prôtêin nhờ pepsin và HCl diễn ra ở dạ múi khế.

Chọn D

Câu 10: (TH)

Cách giải:

Phát biểu sai là D

Chọn D

Câu 11: (TH)

Cách giải:

Phát biểu đúng là A

Chọn A

Câu 12: (NB)

Cách giải:

Châu chấu có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua hệ thống ống khí.

Chọn A

---Để xem tiếp nội dung đề và đáp án phần tự luận của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm. 

Câu 1: Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp

A. cung cấp nước đầy đủ.

B. bón phân.

C. chọn giống và bón phân.       

D. tăng diện tích lá.

Câu 2: Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?

A. Bèo hoa dâu và rêu.              

B. Bèo hoa dâu và cây bộ Đậu.

C. Phong lan và cây bộ Đậu.

D. Cây bộ Đậu và dương xỉ.

Câu 3: Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở đâu ?

A. Trên bề mặt của màng tilacôit.

B. Chất nền strôma.   

C. Màng trong của lục lạp.

D. Xoang tilacôit.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây trong tự nhiên có tác dụng ôxi hóa N2 của không khí thành nitrat ?

A. Các tia bức xạ mặt trời.                                                            

B. Sự tăng nhiệt của không khí.

C. Lượng CO2 thải ra nhiều do hô hấp của sinh vật và quá trình đốt cháy.

D. Sự phóng điện trong cơn giông.

Câu 5: Hình thức tiêu hóa nào sau đây là của sinh vật chưa có cơ quan tiêu hóa ?

A. Tiêu hóa ngoại bào bằng hệ tiêu hóa.

B. Tiêu hóa nội bào bằng không bào tiêu hóa.

C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào đồng thời.

D. Tiêu hóa nội bào ở các tế bào thành túi tiêu hóa.

Câu 6: Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn khác động vật ăn thịt là

A. Không có quá trình tiêu hóa cơ học ở miệng.  

B. Có ruột tịt phát triển.

C. Dạ dày không có tuyến tiết dịch vị.                                         

D. Ở ruột non, tiêu hóa hóa học mạnh hơn tiêu hóa cơ học.

Câu 7: Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật ăn thực vật được thể hiện ở

A. khoang miệng, thực quản.     

B. thực quản, dạ dày.

C. khoang miệng, dạ dày.

D. khoang miệng, dạ cỏ.

Câu 8: Các tia sáng nào sau đây kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin?

A. Tia xanh tím.

B. Tia đỏ. 

C. Tia vàng.

D. Tia cam.

Câu 9: Điều nào sau đây không phải là vai trò của quang hợp?

A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.

B. Điều hòa không khí, giải phóng O2 và hấp thụ CO2.

C. Quang năng chuyển thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

D. Tạo chất vô cơ, chất hữu cơ, tích lũy năng lượng.

Câu 10: Câu có nội dung đúng sau đây là

A. Trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.

B. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím.

C. Quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25oC – 35oC.

D. Nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 4

TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Ở cây xoài, quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

A. quả.

B. lá cây.

C. thân cây.

D. thân, lá, rễ.

Câu 2: Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

A. O2.

B. ATP, NADPH.

C. ATP.

D. NADPH.

Câu 3: Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.

II. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…

III. Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.

IV. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 4: Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng trong ATP và NADPH?

A. Diệp lục

B. Diệp lục a, b và carôtenoit.

C. Diệp lục a.

D. Diệp lục a, b.

Câu 5: Ở thực vật, khi nói về vai trò của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.

B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.

D. Điều hòa không khí.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 5

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tiêu hóa ở động vật là gì?

A.  Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B.  Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

C.  Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động.

D.  Tiêu hóa là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng hình thành phân thải ra ngoài.

Câu 2. Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch

A.  dòng mạch ống. 

B.  dòng ống rây.

C.  dòng mạch rây.  

D. dòng mạch gỗ.

Câu 3. Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin (C3) là

A.  axít photphoglixêric.  

B.  axít malic.

C. axít photphoênolpiruvic. 

D.  axít oxalôaxêtit.  

Câu 4. Trong cấu tạo ống tiêu hóa của chim, diều là một phần của

A.  dạ dày.  

B.  thực quản. 

C.  ruột già. 

D.  ruột non.

Câu 5. Sự tổng hợp chất hữu ở thực vật CAM diễn ra vào thời điểm

A.  ban ngày.

B.  sáng sớm.

C.  ban đêm. 

D.  cả ngày và đêm.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 6

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

ĐỀ THI HK1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Người ta trồng 1ha lúa trong 120 ngày thì thu hoạch được 100 tạ sinh khối trong đó có 65 tạ thóc. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế theo đơn vị kg/ngày/ha là:

A. 83,33 và 54,17

B. 54,17 và 83,33

C. 0,83 và 0,54

D. 12000 và 6500

Câu 2: Cho các nhận định sau:

I. Tăng hệ số kinh tế là làm tăng sự phân bố sản phẩm quang hợp vào rễ cây.

II. Càng bón nhiều phân hóa học cho cây thì cây phát triển càng tốt.

III. Các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng đều cần quan tâm đến giống và kĩ thuật chăm sóc

IV. Trồng cây với mật độ phù hợp là một biện pháp làm tăng diện tích lá.

Số nhận định đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?

A. Tăng cường độ quang hợp 

B. Tăng diện tích lá

C. Tăng hệ số kinh tế

D. Tăng cường độ hô hấp

Câu 4: Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp với cơ thể thực vật?

A. Tạo ra năng lượng ATP để sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. Biến đổi CO2 thành chất hữu cơ tích lũy trong cơ thể thực vật

C. Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể.

D. Tạo ra nhiệt để duy trì nhiệt độ cho cơ thể thực vật.

Câu 5: Quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng nào?

A. Đỏ, lục.

B. Xanh tím, đỏ.

C. Xanh tím, cam.

D. Cam, đỏ.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 7

Trường THPT Nguyễn Huệ

Năm học: 2020-2021

Môn: Sinh học – lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 32 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

8. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 8

Trường THPT Lê Trung Kiên

Năm học: 2020-2021

Môn: Sinh học – lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

9. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 9

Trường THPT Lê Quý Đôn

Năm học: 2020-2021

Môn: Sinh học – lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

10. Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 số 10

Trường THPT Ngô Gia Tự

Năm học: 2020-2021

Môn: Sinh học – lớp 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 18 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:14/12/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM