10 đề thi HK1 năm 2020 môn Lịch Sử lớp 10 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi HK1 năm 2020 môn Lịch Sử lớp 10 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 1

TRƯỜNG THPT TP TRÀ VINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là

A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên           

B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai           

D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai

Câu 2. Tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua – Lạc Hầu, Lạc tướng – Lạc dân                              

B. Vua – vương công, quý tộc – bồ chính

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính                              

D. Vua Hùng – Lạc hầu, Lạc tướng – tù trưởng

Câu 3. Thành tựu văn hóa nào của cư dân Champa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới?

A. Các bức chạm nổi, phù điêu     

B. Các tháp Chăm  

C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn.(Quảng Nam)   

D. Phố cổ Hội An

Câu 4. Điểm giống trong đời sống kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Champa, Phù Nam là

A. Làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công          

B. Chăn nuôi rất phát triển

C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài                                         

D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển

Câu 5. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

A. Có chữ viết từ sớm                                                             

B. ở nhà sàn, ăn trầu và sùng tín Phật giáo

C. có tục nhuộm răng, xăm mình                            

D. chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

Câu 6. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia                             

B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa   

D. Nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận.

Câu 7. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng

B. Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù

C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

Câu 8. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta.   

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

C. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.              

D. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước.

Câu 9. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình Luật                        

B. Quốc triều hình luật             

C. Hình thư              

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 10. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

B. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm

C. Hai lần chống Tống, hai lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Câu 11. Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”?

A. Lý Thường Kiệt              

B. Trần Thủ Độ      

C. Trần Hưng Đạo              

D. Trần Thánh Tông

Câu 12. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

A. Phật giáo      

B. Nho giáo                           

C. Đạo giáo      

D. Kitô giáo

Câu 13. Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta là

A. Đại Việt sử kí                              

B. Lam Sơn thực lục      

C. Đại Việt sử kí toàn thư  

D. Đại Việt sử lược

Câu 14. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng.    

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.   

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.  

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 15. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước

B. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc

Câu 16. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt                     

B. Chi Lăng – Xương Giang        

C. Ngọc Hồi – Đống Đa     

D. Sông Bạch Đằng

Câu 17. Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

A. Nam triều – Bắc triều.    

B. Vua Lê – Chúa Trịnh.    

C. Đàng Ngoài – Đàng Trong.      

D. Họ Trịnh – họ Nguyễn.

Câu 18. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.            

B. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.         

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ

Câu 19.  Sắp xếp thứ tự theo thời gian các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta trong các thế kỉ X-XV.

1. kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê.

2. kháng chiến chống quân Mông-Nguyên

3. kháng chiến chống Tống thời Lí.

4. khởi nghĩa Lam Sơn.

A. 1,2,3,4.           

B. 2,3,4,1.                 

C. 1,3,2,4.             

D. 3,2,4,1.

Câu 20 . Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

A. Nam quốc sơn hà .        

B. Bình Ngô đại cáo.             

C. Hịch tướng sĩ.            

D. Phú sông Bạch Đằng.

Phần II. Tự luận

Câu 1. Trình bày những nét chính về phong trào nông dân Tây Sơn. Theo em, phong trào nông dân Tây Sơn đã có những công lao gì đối với lịch sử dân tộc?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 MÔN SỬ 10 – SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm

1B

2C

3C

4A

5B

6C

7C

8C

9C

10A

11A

12A

13A

14B

15B

16C

17A

18B

19C

20A

Phần II. Tự luận

- Đến giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Ngoài, và Đàng Trong khủng khoảng sâu sắc, nhân dân cực khổ, có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra…

+ Năm 1771, một phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra ở ấp Tây Sơn do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo…

+ Sau nhiều năm chiến đấu nghĩa quân đánh đổ chúa Nguyễn làm chủ vùng đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Một nhiệm vụ mới được đặt ra, tiến quân ra Bắc  đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo đất nước…

+ Trong những năm 1786 – 1788 , phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến  Lê, Trịnh làm chủ toàn bộ đất nước. Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.

Công lao của phong trào nông dân Tây Sơn.

2. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 2

TRƯỜNG THPT CAO THẮNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

I. Trắc nghiệm: 7 điểm

Câu 1: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Câu 2:Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá

A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.

B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.

C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

D. Là những con người thông minh.

Câu 3: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A. Biết chế tác công cụ lao động.

B. Biết cách tạo ra lửa.

C. Biết chế tác đồ gốm.

D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 4: Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là

A. Bầy người nguyên thủy.

B. Thị tộc

C. Bộ lạc

D. Xã hội loài người sơ khai

Câu 5Khi nào thì người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

A. Đã đi đứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.

B. Loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Biết chế tác công cụ lao động.

D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Câu 6: Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ

A. Ăn lông ở lỗ.

B. Ăn sống nuốt tươi.

C. Nay đây mai đó.

D. Man di mọi dợ.

Câu 7: Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là

A. Công cụ đá ghè đẽo.

B. Công cụ đá mài.

C. Lao.

D. Cung tên.

Câu 8: Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì

A. Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

B. Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.

C. Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới;có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.

D. Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.

Câu 9: Bước nhảy vọt đầu tien trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là

A. Từ vượn thành vượn cổ.

B. Từ vượn thành Người tối cổ.

C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.

D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.

Câu 10: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. Làng bản.

B. Công xã.

C. Thị tộc.

D. Bộ lạc.

Câu 11Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là

A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.

B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Có quanh hệ gắn bó với nhau.

D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.

Câu 12Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”vì

A. Mọi người sống trong cộng đồng

B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.

C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.

D. Đó là quy định của các thị tộc.

Câu 13. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?

A. Con người có thể khai phá những vùng đất mới.

B. Năng suất lao động vượt xa thời kì đồ đá.

C. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

D. Luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

Câu 14. Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có tác động ra sao đối với xã hội nguyên thủy?

A. Làm xuất hiện tư hữu.

B. Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc mẫu hệ.

C. Xã hội phân chia thành giai cấp.

D. Làm cho xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.

Câu 15: Công cụ bằng sắt xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 5500 năm trước.

B. 4000 năm trước.

C. 3000 năm trước.

D. 2000 năm trước.

Câu 16:Tư hữu xuất hiện là do

A. Của cải làm ra quá nhiều, không thể dung hết.

B. Sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy đượ của riêng.

C. Một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.

D. Ở một số vùng, do điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn.

Câu 17. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

D. Gồm tất các nguyên nhân trên.

Câu 18. Cư dân cổ đại phương Đong vẫn lấy nghề gốc là

A. Nghề nông.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Buôn bán.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 19: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

Câu 20: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 4000 năm.

D. Cách đây khoảng 3000 năm.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 3

TRƯỜNG THPT ĐẶNG TRẦN CÔN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thần nào dưới đây ở Ấn Độ được gọi là thần bảo hộ?

A. In-đra.                                 

B. Bra-ma.                   

C. Si-va.                        

D. Vi-snu.

Câu 2. Từ thế kỉ IX, Vương quốc nào đã trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất trong khu vực Đông Nam Á?

A. Phù Nam.                          

B. Pa-gan.                   

C. Cham-pa.                

D. Cam-pu-chia.

Câu 3. Điều kiện nào làm cho xã hội có sản phẩm dư thừa?

A. Công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện.       

B. Con người đã chinh phục được tự nhiên.

C. Con người hăng hái sản xuất.                            

D. Con người biết tiết kiệm trong chi tiêu.

Câu 4. Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, giai cấp nào trở thành lực lượng lao động chính làm ra của cải nhiều nhất cho xã hội?

A. Quý tộc.                             

B. Nông dân.              

C. Chủ nô.                   

D. Nô lệ.

Câu 5. Địa bàn sinh sống của những cư dân ở Địa Trung Hải đông nhất ở đâu?

A. ở thành thị.                       

B. ở nông thôn.          

C. ở trung du.              

D. ở miền núi.

Câu 6. Lực lượng đông đảo nhất là thành phần sản xuất chủ yếu của xã hội cổ đại phương Đông là tầng lớp nào?

A. Nông dân công xã.          

B. Nông dân tự do.    

C. Nông nô.                 

D. Nô lệ.

Câu 7. Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?

A. Vùng rừng núi.                

B. Các con sông lớn.                                        

C. Vùng trung du.      

D. Vùng sa mạc.

Câu 8. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN.                        

B. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.

C. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN.                        

D. Khoảng thiên niên kỉ IV - III.

Câu 9. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của  địa chủ cày gọi là:

A. Nông nô.                           

B. Nông dân tự canh.                                       

C. Nông dân lĩnh canh.        

D. Nông dân làm thuê.

Câu 10. Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào?

A. Cao nguyên.                     

B. Núi và cao nguyên.                                      

C. Núi.  

D. Đồng bằng.

Câu 11. Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?

A. Chế độ công điền.           

B. Chế độ lĩnh canh. 

C. Chế độ tịch điền.   

D. Chế độ quân điền.

Câu 12. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hán.                           

B. Nhà Tần.                 

C. Nhà Hạ.                  

D. Nhà Chu.

Câu 13. Vì sao người Ai Cập cổ đại giỏi về môn hình học ?

A. Do phép đo ruộng đất.  

B. Cần xây dựng các công trình thủy lợi.    

C. Cần tính toán để xây dựng Kim tự tháp.           

D. Do nhu cầu buôn bán.

Câu 14. Loài người xuất thân từ đâu ?

A. Đười ươi.                        

B. Khỉ.                         

C. Vượn cổ.                

D. Tinh tinh.

Câu 15. Phát minh quan trọng nhất của Trung Quốc thời phong kiến:

A. La bàn, thuốc súng, kỹ thuật in, kỹ thuật giải phẩu  

B. Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng.                

C. Giấy, la bàn, thuốc súng, kỹ thuật giải phẩu.            

D. Nho giáo, thơ Đường, tiểu thuyết, y học.

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1. Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người ?

A. Sống cách đây 6 triệu năm.

B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.

C. Tay được dung để cầm nắm.

D. Chia thành các chủng tộc lớn.

Câu 2. Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á.

B. Đông Phi, Tây Á, Đông Nan Á.

C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.

D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Câu 3. Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C. Đông Phi, Inội dungonexia, Đông Nam Á.

D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Câu 4: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Câu 5. Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá

A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.

B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.

C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

D. Là những con người thông minh.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 5

TRƯỜNG THPT PHONG ĐIỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1. Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

A. Vua Lê – Chúa Trịnh.    

B. Đàng Ngoài – Đàng Trong.      

C. Họ Trịnh – họ Nguyễn.     

D. Nam triều – Bắc triều.

Câu 2. Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta        

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực.

C. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước   

D. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc              

Câu 3. Ý phản ánh nét tương đồng về văn hóa vủa các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam là

A. Có chữ viết từ sớm                                                           

B. có tục nhuộm răng, xăm mình                           

 C. ở nhà sàn, ăn trầu và sùng tín Phật giáo                       

D. chú trọng xây dựng đền tháp thờ thần

Câu 4. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.                       

B. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.            

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.                    

D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ

Câu 5. Kế đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Dùng kế đóng cọc trên sông Bạch Đằng

B. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu cho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng

C. Bố trí trận địa mai phục để đánh bại kẻ thù

D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 10  – số 6

TRƯỜNG THPT TAM GIANG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. Làng bản.

B. Công xã.

C. Thị tộc.

D. Bộ lạc.

Câu 2: Thị tộc được hình thành

A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.

B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.

C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

Câu 3: Thị tộc thời nguyên thủy là

A. Nhóm người cùng chung dòng máu, gồm hai,ba thế hệ, xuất hiện ở giai đoạn Người tinh khôn.

B. Nhóm người từ thòi nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Nhóm người cùng nhau sinh sống trên một vùng đất từ thời nguyên thủy.

D. Nhóm người hơp tác lao động, xuất hiện từ thời nguyên thủy.

Câu 4:Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là

A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.

B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Có quanh hệ gắn bó với nhau.

D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.

Câu 5: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là

A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.

C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.

D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 7

Trường: THPT Trần Văn Kỷ

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 8

Trường: THPT Tố Hữu

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 9

Trường: THPT Hương Trà

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 10

Trường: THPT Phú Bài

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:08/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM