10 đề thi HK1 môn Hóa lớp 11 năm 2020 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề thi HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi HK1 môn Hóa lớp 11 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 1

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN)

Câu 1. Dẫn từ từ CO2 vào dung dịch chỉ chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 tạo thành theo số mol CO2.

Giá trị của x là

A. 0,020.                                

B. 0,015.                       

C. 0,025.                        

D. 0,005.

Câu 2. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng gì?

A. Nitơ.                                  

B. Cacbon.                    

C. Kali.                          

D. Photpho.

Câu 3. Không nên bón phân urê cho cây trồng cùng lúc với

A. phân vi lượng.                   

B. phân kali.                  

C. vôi sống.                   

D. phân lân.

Câu 4. Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng

A. 13.                                     

B. 1.                              

C. 12.                             

D. 2.

Câu 5. Dung dịch X gồm 0,05 mol Na+, 0,04 mol Cl-, 0,03 mol SO42- và Mg2+. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 6,820.                                

B. 5,690.                       

C. 8,875.                        

D. 6,050.

Câu 6. Một loại nước thải công nghiệp có pH = 3,5. Nước thải đó có môi trường

A. trung tính.                          

B. axit.                          

C. bazơ.                         

D. lưỡng tính.

 Câu 7. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch Y chứa 8m gam muối và x mol một chất khí duy nhất là N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, kết thúc thí nghiệm có 25,84 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của x gần nhất với 

A. 0,060.                                

B. 0,050.                       

C. 0,030.                        

D. 0,055.

Câu 8. Trong công nghiệp, axit nitric được tổng hợp từ amoniac qua ba giai đoạn với hiệu suất của toàn bộ quá trình đạt 96%. Theo quá trình trên, từ 4 tấn amoniac người ta thu được m tấn dung dịch HNO3 60%. Giá trị của m là

A. 24,71.                                

B. 23,72.                       

C. 25,74.                        

D. 14,82. 

Câu 9. Silic tan được trong dung dịch của chất nào sau đây?

A. NaOH.                               

B. HF.                           

C. NaCl.                        

D. HCl.

Câu 10. Chất nào sau đây là chất điện li?

A. C2H5OH.                           

B. HNO3.                      

C. C12H22O11.                 

D. CO2.

Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa và sủi bọt khí.   

B. thoát ra khí không màu.

C. thoát ra khí mùi khai.                                               

D. xuất hiện kết tủa trắng.

Câu 12. Ứng dụng phổ biến nhất của amoni nitrat là làm phân bón, thuốc nổ quân sự. Amoni nitrat có công thức hóa học là

A. NH4NO2.                           

B. (NH4)2NO3.              

C. NH4NO3.                  

D. (NH4)2NO2.

Câu 13. Phản ứng NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O có phương trình ion thu gọn là

A. H+ + OH- → H2O.                                                    

B. Na+ + NO3- → NaNO3.

C. H2+ + OH2- → H2O.                                                 

D. Na2+ + NO32- → NaNO3.

Câu 14. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là

A. silicagen.                            

B. than hoạt tính.          

C. thạch anh.                 

D. đá vôi.

Câu 15. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Bên trong bình, lúc đầu có chứa khí X. Hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm: nước phun mạnh vào bình và chuyển thành màu hồng. Khí X là

A. NH3.                                  

B. HCl.                          

C. CO2.                          

D. N2.

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Hoàn thành phương trình hóa học cho các phản ứng sau:

a. KNO3                               

b. Na2CO3 + HCl →

c. P + Ca →                                      

d. Si + O2

Câu 2: Bảng dưới đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào các ống nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch NaNO3, (NH4)2CO3, K3PO4 không theo thứ tự.

Ống nghiệm

(1)

(2)

(3)

Hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng

Không hiện tượng

Xuất hiện kết tủa trắng và thoát ra khí mùi khai

a. Các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch của chất nào?

b. Viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được 336 ml khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.

Câu 4 (0,5 điểm): Một cái ao dùng để nuôi thủy sản chứa 5000 m3 nước có pH = 4,2. Trước khi nuôi, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách hòa m gam vôi sống (nguyên chất) vào nước trong ao. Tính giá trị m.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK1 HÓA 11 – SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2A

3C

4D

5D

6B

7D

8B

9A

10B

11B

12C

13A

14B

15A

2. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 2

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Những kim loại nào sau đây bị thụ động hóa trong axit nitric đặc, nguội

A. Zn, Fe, Cr.                      

B. Al, Cu. Mg.                

C. Cu, Fe, Cr.                

D. Fe, Al, Cr.

Câu 2: của dung dịch có pH= 6 là:

A. 8.10-3.                             

B. 8.10-1.                         

C. 1.10-8.                         

D. 1.10-6.

Câu 3: Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

A. HI, H2SO4, KNO3                                     

B. HNO3, MgCO3, HF

C. HCl, Ba(OH)­2, CH3COOH                                    

D. NaCl. H2S, (NH4)2SO4

Câu 4: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là:

A. ns2np                 

B. ns2np4                       

C. ns2np3                           

D. ns2np1

Câu 5: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3

A. NH3 + HCl → NH4Cl                                            

B. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O

C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O                                

D. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

Câu 6: Chọn công thức đúng của apatit:

A. Ca3(PO4)2                       

B. Ca(PO3)2                    

C. 3Ca3(PO4)2.CaF2        

D. CaP2O7

Câu 7: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. HNO3 → H+   +  NO3-

B. KSO4  →  K2+   +  SO42-

C. HSO3-  → H+    +   SO32-

D. Mg(OH)2  →  Mg2+  +  2OH-

Câu 8: Trong công nghiệp, N2  được tạo ra bằng cách nào sau đây

A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .              

B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng .

C. Đun dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.       

D. Đun nóng kim loại Mg với dd HNO3 loãng.

Câu 9: Tính bazơ của NH3 do :

A. NH3 tác dụng được với axit tạo ra muối. 

B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. NH3 tan được nhiều trong H2O .              

D. NH3 tác dụng với H2O tạo NH4OH .

Câu 10: Vai trò của NH3 trong phản ứng: 4 NH3 + 5O2  →  4NO + 6H2O là:

A. Axit                            

B. Chất oxi hóa         

C. Chất khử               

D. Bazơ

Câu 11:  Loại than nào được dùng trong mặt nạ phòng độc vì có tác dụng hấp  thụ mạnh các khí độc ?

A. Than hoạt tính                   

B. Than gỗ                 

C. Than chì                

D. Than cốc

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về tính chất hoá học của cacbon?

A. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.                 

B. Chỉ có tính oxi hoá.             

C. Chỉ có tính khử.                                                  

D. Không có tính khử, không có tính oxi hoá.

Câu 13: Cho các hợp chất sau: (I) CO2 ; (II) K2CO3  ; (III) C2H6O; (IV) KOOC- COOK ;  (V) C2H5-ONa; (VI) CH4 ; (VII) CO ; (VIII) C6H5-Cl. Những chất là hợp chất hữu cơ là

A. I, II, III, V            

B. III, IV, V, VI        

C. II, III, IV, V, VI, VII       

D. III, IV, V, VI, VIII

Câu 14: Các chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau:

(1) CH2=CH-CH2 -CH3                                 

(2) CH2=CH-CH3

 (3) CH3-CH2-CH2-CH2 - CH3.                      

(4) CH3-CH2 - OH.

A. 1, 2                        

B. 1, 3                        

C. 1, 4                          

D. Cả A, B

Câu 15: Nhận định nào không đúng?

A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.

B. Thứ tự liên kết các nguyên tử được gọi là cấu tạo hoá học.

C. Thay đổi thứ tự liên kết làm thay đổi hoá trị của  các nguyên tử trong phân tử.

D. Trong phân tử HCHC, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định.

Câu 16: Các chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

(1) CH2=C(CH3)-CH2 - CH3                                   

(2) CH2=C(CH3)-CH2 - CH2 - CH3

(3) CH3 - CH = CH- CH2 -CH2 - CH3                          

(4) CH3 - CH2 - CH2 -CH2 - CH3

A. 1 và 2                      

B. 2 và 3                      

C. 3 và 4                           

D. 1 và 4

Câu 17: Phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nào sau đây?

A.  P.                              

B. P2O5.                     

C. N                           

D. N, P, K.

Câu 18:  Dẫn 0.1 mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0.15 mol NaOH. Dung dịch thu được có những chất nào ?

A. NaOH dư, Na2CO3           

B. Na2CO3                 

C. NaHCO3               

D. Cả Na2CO3 và NaHCO3

Câu 19: Một Hidrocacbon X có thành phần % về khối lượng : C (82,76%) và H (17,24%). CTPT của X là:

A. C3H8.                     

B. C4H8.                    

C. C4H10.                    

D. kết quả khác.

Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 1,395 gam hợp chất hữu cơ A thu được 3,96 gam CO2 ; 0,945 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí bằng 3,21. Công thức phân tử của A là:

A. C6H7N.                 

B. C6H9N.                   

C. C7H9N.                  

D. C5H7N

Câu 20: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được là 

A. 0,35 M.                  

B. 0,333 M.                

C. 0,375 M.                

D. 0,4 M.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 32 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Hoàn thành các phương trình sau:

a. NO2 + ... + ... → HNO

b. (NH4)2CO3 → ... + CO2 + ...

c. Fe2O3 + HNO3 → ... + ...

d. NH4NO3 + ... → NH3 + H2O + ...

e. KNO3 → .... + ....

f. ... + NaOH → NaHCO3

Câu 2: Viết phương trình chứng minh N2 là chất khử, là chất oxi hóa (Xác định số oxi hóa)

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 22,4 gam NaOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X.

Câu 4: Cho 3,32 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 0,5M thu được 1,008 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất).

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.

c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 5: Nicotin là một hợp chất hóa học có trong thuốc lá, đó là chất gây nghiện tương tự như heroin và cocain. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam nicotin bằng oxi (dư) thì thu được 11,2 lít khí CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Lập công thức đơn giản nhất của nicotin.

b. Xác định công thức hóa học của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối so với hiđro là 81.

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KIỆM

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).

B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.

C. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.

D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.

Câu 2: Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Fe3+, OH-, Cl, Ba2+.             

B. Na+, Ag+, NO3, Cl-         

C. Ca2+, Cl, Na+, CO32–.      

D. K+, Ba2+, OH, Cl.

Câu 3: Phản ứng giữa HNO3 với FeO sản phẩm khử tạo ra NO. Tổng hệ số cân bằng (các số là số nguyên tối giản) trong phản ứng này là

A. 20                                   

B. 12                               

C. 16                               

D. 22

Câu 4: Phương trình ion thu gọn  của phản ứng cho biết

A. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li

B. nồng độ các ion trong dung dịch

C. những ion nào tồn tại trong dung dịch

D. không cho biết được  điều gì

Câu 5: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là:

A. Ag, NO2, O2                   

B. Ag2O, NO2, O2          

C. Ag, NO, O2               

D. Ag2O, NO, O2

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 5

TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN DƯƠNG

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1: Hoàn thành các phương trình sau:

a. NH4Cl + ... → N2 + ... + H2O

b. NH4HCO3 → ... + CO2 + ...

c. Fe(OH)3 + HNO3 → ... + ...                              

d. HNO3 + ... → NO2 + H2SO4 + ...

e. Cu(NO3)2 → ... + ...                            

f. ....+ NaOH → Na2CO3  + ...

Câu 2: Viết phương trình chứng minh NH3 có tính bazơ yếu và có tính khử. (Xác định số oxi hóa)

Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 11,2 gam KOH thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X.

Câu 4: Cho 17,85 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch HNO3 thu được 26,88 lít khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất).

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

b. Tính nồng độ mol dung dịch HNO3 đã dùng.

c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

Câu 5: Nicotin là một hợp chất hóa học có trong thuốc lá, đó là chất gây nghiện tương tự như heroin và cocain. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam nicotin bằng oxi (dư) thì thu được 11,2 lít khí CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

a. Lập công thức đơn giản nhất của nicotin.

b. Xác định công thức hóa học của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối so với hiđro là 81.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 6

TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2020-2021

Câu 1:Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CH3COOH.                    

B. C2H5OH.                    

C. H2O.                          

D. NaCl.

Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. CH3COOH  → CH3COO   +  H+.                  

B. Na2SO4 →2Na+  +  SO .

C. Mg(OH)2 →  Mg2+  +  2OH .                          

D. Ba(OH)2 →  Ba2+  +  2OH .

Câu 3: Muối nào sau đây không phải là muối axit?

A. NaHSO4.                        

B. Ca(HCO3)2.                

C. Na2HPO3.                  

D. Na2HPO4.

Câu 4: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu?

A. 0,23M.                            

B. 1M.                            

C. 0,32M.                       

D. 0,1M.

Câu 5: Dung dịch X chứa HCl 0,06M và H2SO4 0,02M. pH của dung dịch X là:

A. 13.                                  

B. 12.                              

C. 1.                                

D. 2.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 7

Trường THPT Ngô Quyền

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 8

Trường THPT Bác Ai

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 9

Trường THPT Lý Tự Trọng

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 11 số 10

Trường THPT Mai Kính

Số câu: 18 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM