10 đề thi giữa Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2020 có đáp án

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 của năm 2020 có đáp án do ban biên tập eLib tổng hợp nhằm giúp các em vừa rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 12 vừa củng cố các kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết các em tham khảo tại đây.

10 đề thi giữa Học kì 1 môn Sinh lớp 12 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 1

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:

A. 3.                                     B. 2.                                C. 6.                                D. 4.

Câu 2: Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được hình thành từ các nuclêôtit tự do. Đây là cơ sở của nguyên tắc:

A. Bán bảo toàn.                                                       B. Bổ sung và bán bảo toàn.

C. Bổ sung và bảo toàn.                                           D. Bổ sung.

Câu 3: Phép lai nào dưới đây sẽ cho thế hệ sau phân tính (3:3:1:1). Biết tính trạng  trội phải trội hoàn toàn.

A. AaBb x  aabb.               B. Aabb x  Aabb.

C. Aabb x  aaBb.          D. AaBb x Aabb.

Câu 4: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích F1 dị hợp , F2 thu được: 800 thân cao, quả bầu dục; 800 thân thấp, quả tròn; 200 thân cao, quả tròn; 200 thân thấp, quả bầu dục. F1 có  kiểu  gen và tần số hoán vị gen là

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}\), 10 %.                     B. \(\frac{{AB}}{{ab}}\),  20 %.               C. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\),  10 %.               D. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\), 20 %.

Câu 5: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. Một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.

B. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

C. Một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

D. Một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A. AAa x AAa.                    B. AAaa x AAaa.

D. AAa x AAaa.                  C. A, B, C đúng.

Câu 7: Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?

A. 6.                                     B. 9.                                C. 10.                              D. 4.

Câu 8: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là

A. Sợi cơ bản.                   B. Cấu trúc siêu xoắn.

C. Sợi ADN.                       D. Sợi nhiễm sắc.

Câu 9: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:

A. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

B. Vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

C. Vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A).

D. Gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).

Câu 10: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng

A. Mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80. 

B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 80.

C. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 81.

D. Thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí 80.

Câu 11: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

C. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

Câu 12: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nucleotit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một phân tử m ARN nhân tạo. Phân tử m ARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nu được sử dụng là:

A. U, G, X.                          B. A, G, U.                     C. A, G, X.                     D. U, A, X.

Câu 13: một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách của cặp NST giới tính trong giảm phân 1 ở tất cả các tế bào sinh trứng. Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến thể ba nhiễm ( 2n + 1)?

A. 25%.                               B. 66.6%.                       C. 33.3%.                       D. 75%.

Câu 14: Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?

A. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ.

B. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt.

C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động.

D. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó.

Câu 15: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ

A. 3/16.                                B. 2/3.                             C. 1/8.                             D. 1/3.

Câu 16: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số:

A. Giao tử của loài. 

B. Nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.

C. Nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.

D. Tính trạng của loài.

Câu 17: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng

A. Chuyển đoạn.                                                       B. Hoán vị gen.

C. Đảo đoạn.                                                              D. Lặp đoạn và mất đoạn.

Câu 18: Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính là XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử , ở một số tế bào, cặp NST này không phân ly trong lần phân bào 2. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là:

A. XAXA, XAXa, XA, Xa, O

B. XAXa, XA, XAXA , O

C.  XaXa, XAXa, XA, Xa, O

D.  XAXA, XaXa, XA, Xa, O                                                                                       

Câu 19: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?

A. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.                     B. Thêm một cặp nuclêôtit.

C. Mất một cặp nuclêôtit.                                         D. Thay thế một cặp nuclêôtit.

Câu 20: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3

3. Tạo các dòng thuần chủng

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 2, 1, 3, 4.                        B. 3, 2, 4, 1.                   C. 2, 3, 4, 1.                   D. 1, 2, 3, 4.

Câu 21: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa

A. 2, 4, 5.                            B. 1, 2, 4.                       C. 1, 3, 5.                       D. 1, 2, 3.

Câu 22: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:

A. Gen.                                B. Codon.

C. Anticodon.                       D. Mã di truyền.

Câu 23: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe tự thụ phấn sẽ cho đời con có số lượng kiểu hình và kiểu gen tối đa là:

A. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.                                     B. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen.

C. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.                                     D. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.

Câu 24: Bản chất của mã di truyền là:

A. Các axit amin đựơc mã hoá trong gen.

B. Ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axit amin.

C. Trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

D. Một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, phép lai nào sau đây ở đời con không có sự phân tính kiểu hình:

A. Aaaa x AAAa.               B. AAaa x AAaa.

C. Aaaa  x  Aaaa.              D. Aaaa  x   Aaaa.

Câu 26: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, lactôzơ đóng vai trò của chất

A. cảm ứng.                       B. Ức chế.                     C. trung gian.                D. Xúc tác.

Câu 27: Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác

A. Bổ trợ.                            B. Át chế.

C. Cộng gộp.                      D. Đồng trội.

Câu 28: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:

A. mARN.                           B. Prôtêin.                      C. mARN và prôtêin.    D. ADN.

Câu 29: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 30: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự:

A. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I.

B. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.

C. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

D. Trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.

Câu 31: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:

A. UGU, UAA, UAG.         B. UUG, UGA, UAG.

C. UAG, UAA, UGA.          D. UUG, UAA, UGA.

Câu 32: Xét cá thể có kiểu gen: Dd . Khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vị gen với tần số 30%. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử ABD  và aBd được tạo ra lần lượt là:

A. 12,5% và 25%.             B. 7,5% và 17,5%.

C. 15% và 35%.                D. 6,25% và 37,5%

Câu 33: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.

A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng.                                          B. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng.

C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng.                                          D. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng.

Câu 34: ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?

A. Từ mạch mang mã gốc.

B. Từ cả hai mạch đơn.

C. Từ mạch có chiều 5’ → 3’.

D. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.

Câu 35: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là

A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

B. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

C. Sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân

D. Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

Câu 36: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:

A. Mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ.

B. Mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn.

C. Mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ.

D. Mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ.

Câu 37: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. Nuclêôxôm.                   B. Nuclêôtit.

C. Polixôm.                    D. Sợi cơ bản.

Câu 38: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng

A. Tương tác bổ sung.     B. Tương tác bổ trợ.

C. Tương tác cộng gộp.    D. Tương tác gen.

Câu 39: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là:

A. Axit amin tự do.            B. Axit amin hoạt hoá.

C. Phức hợp aa-tARN.      D. Chuỗi polipeptit.

Câu 40: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi

A. Ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể.

B. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối.

C. Ở một tính trạng.

D. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.

ĐÁP ÁN

2. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 2

TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH A

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử là

A. prôtêin.                                B. ARN

C. axit nuclêic.                          D. ADN

Câu 2: Trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể lưỡng bội gen tồn tại thành từng cặp alen. Nguyên nhân vì

A. trong mọi tế bào, gen luôn tồn tại theo cặp alen ( AA, Aa..)

B. ở tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại theo từng cặp tương đồng.

C. tồn tại theo cặp alen giúp các gen hoạt động tốt hơn.

D. các gen luôn được sắp xếp theo từng cặp .

Câu 3: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN?

A. cấu hình không gian                                                       B. số loại đơn phân

C. khối kượng và kích thước                                              D. chức năng của mỗi loại.

Câu 4: Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit là 3000. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1 được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?

A. 500               B. 499                C. 498                    D. 750

Câu 5: Quá trình hoạt hoá aa có vai trò

A. gắn aa vào tARN tương ứng nhờ enzim đặc hiệu.  

B. gắn aa vào tARN nhờ enzim nối ligaza.

C. kích hoạt aa và gắn nó vào tARN.                               

D. sử dụng năng lượng ATP để kích hoạt aa.

Câu 6: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?

A. mARN                                  B. tARN                              

C. rARN                                    D. ARN của vi rút

Câu 7: Điều nào không đúng với ưu điểm của thể đa bội với thể lưỡng bội?

A. cơ quan sinh dưỡng lớn hơn                                        B. độ hữu thụ lớn hơn

C. phát  triển khoẻ hơn                                                       D. có sức chống chịu tốt hơn

Câu 8: Điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là

A. về cấu trúc gen                                                               

B. về chức năng của Prôtêin do gen tổng hợp

C. về khả năng phiên mã của gen                                    

D. về vị trí phân bố của gen

Câu 9: Mỗi Nuclêôxôm được một đoạn ADN dài quấn quanh bao nhiêu vòng?

A. quấn quanh  vòng       B. quấn quanh 2 vòng     

C. quấn quanh  vòng       D. quấn quanh  vòng

Câu 10: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là

A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có cấu trúc thay đổi

B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu

C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau

D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp

Câu 11: Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST là

A. nuclêôtit                              B. ribônuclêotit                  

C. axit amin.                            D. nuclêôxôm

Câu 12: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit sẽ dừng lại khi ribôxôm

A. gặp bộ ba kết thúc                                                          B. gặp bộ ba đa nghĩa.

C. trượt hết phân tử mARN                                                D. tế bào hết axít amin

Câu 13: Phương thức gây đột biến nào sau đây không phải của đột biến gen?

A. Thay 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác.

B. Đảo vị trí 1 cặp nuclêôtit dọc theo gen.

C. Chuyển 1 cặp nuclêotit từ NST này sang NST khác.

D. Thêm 1 cặp nuclêotit vào gen.

Câu 14: Đột biến gen là

A. những biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST.

B. những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hay một số cặp Nu trong gen.

C. loại đột biến xảy ra trên phân tử ADN.

D. loại đột biến làm thay đổi số lượng NST.

Câu 15: Thể đột biến là

A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian

C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình

Câu 16: Trường hợp đột biến gen nào gây hậu quả lớn nhất?

A. Mất cặp nuclêotit đầu tiên.                                            

B. Thêm 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc.

C. Thay thế 1 cặp nuclêotit ở đoạn giữa.                        

D. Mất 3 cặp nuclêotit trước mã kết thúc.

Câu 17: Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào

A. loại tác nhân đột biến và thời điểm xảy ra đột biến.

B. cường độ. liều lượng của tác nhân đột biến.

C. bản chất của gen hay NST bị tác động.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể 1 nhiễm là

A. 2n -1 = 19                            B. 2n +1 = 21                     

C. n = 10                                  D. 2n + 2 = 22

Câu 19: Trong tế bào sinh dưỡng của một người thấy có 47 NST đó là

A. thể hội chứng Đao.                                                         B. thể hội chứng Terner

C. thể hội chứng Klaiphentơ.                                             D. thể dị bội

Câu 20: Ở sinh vật nhân thực, bộ ba mở đầu quá trình dịch mã là

A. GUA                                     B. AUG

C. GAU                                     D. UUG

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 3

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Theo F. Jacôp và J. Mônô, trong cấu trúc của opêron Lac không có thành phần nào sau đây?

A. Vùng khởi động (P).                                            B. Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.

C. Gen điều hòa (R).                                                 D. Vùng vận hành (O).

Câu 2: Loài động vật nào sau đây thực hiện quá trình trao đổi khí qua hệ thống ống khí?

A. Châu chấu.                   B. Giun đất.                   C. Tôm càng xanh.      D. Thỏ.

Câu 3: Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là

A. 5’XAU3’.                        B. 5’AUG3’.                   C. 3’AUG5’.                   D. 5’UAX3’.

Câu 4: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ protein loại histon với thành phần nào sau đây?

A. rARN.                             B. tARN.                         C. mARN.                       D. ADN.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit.

B. Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit.

D. Chất 5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X qua 2 lần tái bản ADN.

Câu 6: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các  gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng

A. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.               B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.

C. đảo đoạn nhiễm sắc thể                                      D. mất đoạn nhiễm sắc thể

Câu 7: Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

A. AaBb x AABb.               B. AABB x aaBb.

C. AaBb x AaBB.               D. AaBb x AaBb.

Câu 8: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp là

A. ATP, CO2.                      B. ATP, NADPH, O2.

C. ATP, O2, H2O.                D. NADPH, H2O.

Câu 9: Ở động vật, niêm mạc ruột có các nếp gấp, trên đó có các lông ruột cực nhỏ có tác dụng gì?

A. Làm tăng nhu động ruột.

B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học.

D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.

Câu 10: Ở một loài động vật, biết tỉ lệ thời gian trong một chu kì tim là: nhĩ co: thất co: dãn chung = 1:3:4. Giả sử trong một phút có 40 chu kì tim thì thời gian của pha dãn chung là

A. 0,75s.                              B. 0,4s.                           C. 0,8s.                           D. 0,5s.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 4

TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. Thực chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là sự

A. làm thay đổi vị trí và số lượng gen NST.            

B. sắp xếp lại những khối gen trên nhiễm sắc thể.

C. làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.    

D. sắp xếp lại các khối gen trên và giữa các NST.

Câu 2. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?

A. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A 

B. Thêm một cặp nuclênôtit.

C. Mất một cặp nuclêôtit.

D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X.

Câu 3. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một số cặp nhiễm sắc thể                                      .                                      

B. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.

C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.                  

D. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

Câu 4. Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được gọi là

A. lai phân tích.                      B. lai khác dòng.

C. lai thuận-nghịch                  D. lai cải tiến.

Câu 5. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của

A. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

B. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

C. quá trình phát sinh đột biến.

D. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 5

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 81: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

II. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi hình thái NST.

III. Đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.

IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

A. 1.                                B. 3.                                C. 2.                                D. 4.

Câu 82: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A. Đột biến gen.           B. Đột biến lệch bội.

C. Đột biến đảo đoạn.   D. Đột biến lặp đoạn

Câu 83: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các gen alen?

A. Cặp gen alen phân bố ở cùng một vị trí trương ứng trên cặp NST tương đồng.

B. Các gen alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen.

C. Các gen alen tương tác với nhau theo những quy luật nhất định.

D. Các gen alen quy định các tính trạng khác nhau.

Câu 84: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AABb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen

A. AAAaBbbb.               B. AAAABBbb.

C. AAAABBBb.             D. AAaaBBbb.

Câu 85: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.

B. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.

C. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.

D. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 6

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2020 - 2021

MÔN: SINH HỌC – LỚP 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là

A. ADN có cấu trúc mạch đơn.                      B. ADN có cấu trúc mạch kép.

C. ARN có cấu trúc mạch đơn.                      D. ARN có cấu trúc mạch kép.

Câu 2. Một gen có khối lượng 72.104 đ.v.c và có hiệu số G – A = 380. Mỗi loại nu trong gen đó là:

A. A = T = 790; G = X = 410                           B. A = T = 410; G = X = 790

C. A = T = 510; G = X = 690                          D. A = T = 310; G = X = 890.

Câu 3: Mã di truyền có những đặc điểm nào sau đây ?

1. Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng

2. Mã di truyền có tính liên tục

3. Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5/ - 3/

4. Mã di truyền có tính dư thừa

5. Mã di truyền có tính đặc hiệu

6. Mã di truyền có tính phổ biến

7. Mã di truyền có tính độc lập

Phương án đúng là?

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7     B. 1, 2, 3, 4, 5, 6       C. 2, 3, 4, 5, 6           D. 2, 3, 4, 5, 6, 7   

Câu 4: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:

1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.

2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.

4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5→ 3/.

5. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y

6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.

Phương án đúng là:

A. 1, 2, 3, 4, 5.              B. 1, 2, 4, 5, 6.          C. 1, 3, 4, 5, 6.          D. 1, 2, 3, 4, 6.

Câu 5: Phép lai một tính trạng của Men Đen có bao nhiêu sơ đồ lai

A. 3                                 B. 6                             C. 4                                        D. 5

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 7

Trường THPT Phan Văn Trị

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Sinh học – lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

8. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 8

Trường THPT Nguyễn Huệ

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Sinh học – lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

9. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 9

Trường THPT Ngô Thời Nhiệm

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Sinh học – lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 5 câu tự luận

10. Đề thi giữa HK1 môn Sinh 12 số 10

Trường THPT Nguyễn Khuyến

Năm học: 2020 - 2021

Môn: Sinh học – lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM