10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 có đáp án

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 có đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 1

SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 (Đề thi gồm 03 trang, 30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Nhiệt độ sôi của các chất: (1) C3H7COOH, (2) CH3COOC2H5 và (3) C3H7CH2OH sắp xếp theo chiều tăng dần là

A. (1), (3), (2).                    B. (3), (2), (1).               C. (2), (3), (1).               D. (1), (2), (3).

Câu 2: Hoà tan 1,44g một kim loại M trong 150ml dung dịch H2SO40,5M. Trung hoà dung dịch sau phản ứng cần dùng hết 10ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là

A. Mg.                                  B. Al.                               C. Ca.                             D. Cu.

Câu 3: Cho 30 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Zn tác dụng vừa đủ với 712,5 ml dung dịch HNO3 2,0M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với He là 8,2. Giá trị của m là

A. 98,20.                             B. 92,00.                         C. 99,75.                         D. 99,20.

Câu 4: Chọn khẳng định đúng?

A. Chất béo là este của glixerol với axit béo.

B. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.

C. Chất béo là trieste của ancol đơn chức với axit ba chức

D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

Câu 5: Trong các kim loại, kim loại nhẹ nhất và kim loại cứng nhất lần lượt là

A. Al, Fe                              B. Mg, Cr                       C. Li, Cr                          D. Cs, Fe

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm: Cu, Fe2O3 vào dung dịch HCl vừa đủ đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Phát biểu nào sau đây là đúng

(1) Z là Fe2O3.

(2) Y chứa 2 chất tan là FeCl3 và CuCl2.

(3) Y chứa 2 chất tan là FeCl2 và CuCl2.

(4) Cho AgNO3 dư vào Y thu được 2 kết tủa.

(5) Y làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit; phản ứng với H2SO4 đặc sinh ra SO2.

A. 1, 2,5                              B. 1, 2, 4.                       C. 2, 4,5                          D. 3, 4, 5.

Câu 7: Đun nóng 0,04 mol hỗn hợp G gồm đipeptit X , tripeptit Y và tetrapeptit Z  đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 0,05 mol muối của glyxin và 0,04 mol muối của alanin và 0,02 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam G trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp sản phẩm T. Hấp thụ từ từ T vào nước vôi trong đến hoàn toàn thu được 46 gam kết tủa và dung dịch Q có khối lượng tăng lên 32,28 gam.  Giá trị m gần nhất với giá trị

A. 45.                                   B. 35.                              C. 40.                              D. 30.

Câu 8: Trong các chất sau: (1) H2NCH2COOH; (2) Cl-NH3+-CH2COOH; (3) H2NCH2COONa; (4) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH

Chất  làm quì tím ẩm hoá đỏ:

A. (3), (4)                            B. (2), (3)                        C. (2), (5)                        D. (3), (5)

Câu 9: Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây:

A. Quì tím, HCl, Al(OH)3, C2H5OH.                        B. KOH, HCl, etanol, O2

C. H2, HCl, C2H5OH, NaOH.                                    D. HCl, KOH, nước Br2, CH3OH.

Câu 10: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozơ có trong 1 m3 nước rỉ đường glucozơ trên, biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.

A.  71kg                           B.  74kg                      C.  89kg                      D. 111kg

Câu 11: Dãy gồm các phân tử có cấu trúc mạch nhánh là

A. amilopectin, thủy tinh hữu cơ, xenlulozơ.

B. amilopectin, glicogen.

C. amilozơ, poli(vinyl clorua), tơ nitron.

D. amilopectin, polistiren, cao su thiên nhiên.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Đốt cháy protein cũng như đốt cháy xenlulozơ đều sinh ra N2.

B. Khi đun nóng dung dịch Ala-Gly-Val-Phe có kết tủa gọi là sự đông tụ của protein.

C. Số amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là hai.

D. Polipeptit là polime.

Câu 13: Câu nào sai trong các câu sau:

A. Iot tạo với tinh bột hợp chất màu xanh tím còn xenlulozơ thì không.

B. Có thể phân biệt glucozơ với saccarozơ bằng nước brom.

C. fructozơ, etyl fomat; glucozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có công thức (C6H10O5)n

Câu 14: Cho 4,53 gam Gly-Ala-Gly-Val vào 250 ml NaOH 0,2M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư (chỉ xảy ra các phản trao đổi) thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 11,435                            B. 12,436                       C. 13,37                          D. 12,56

Câu 15: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

A. Còn có tên gọi là đường nho.

B. Chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và không có vị ngọt.

C. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.

D. Có 0,1% trong máu người bình thường.

Câu 16: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 100 ml                            B. 50 ml                          C. 200 ml                       D. 320 ml

Câu 17: Phản ứng chuyển glucozơ, fructozơ thành những sản phẩm giống nhau là

A. phản ứng với Na.                                                 B. phản ứng với H2/Ni. to.

C. phản ứng với Cu(OH)2.                                       D. phản ứng tráng gương.

Câu 18: Tên gọi của C6H5NH2 (C6H5-: phenyl) là

A. Alanin                            B. Anilin                         C. Benzyl amin             D. Phenyl amino

Câu 19: Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. CH2=CH-CH=CH2 và C6H5-CH=CH2

B. CH2=CH-Cl và CH2=CH-COO-CH3

C. H2N-[CH2]6-NH2 và HOOC-[CH2]4-COOH

D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=CH-CN

Câu 20: Triolein có công thức là

A. (C17H35COO)3C3H5                                               B. (C15H31COO)3C3H5

C. (C17H33COO)3C3H5                                               D. C17H31COO)3C3H5

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam chất hữu cơ đơn chức X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,60 gam nước. X tác dụng được với dung dịch KOH nhưng không tác dụng được với K. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOH.                    B. HCOOC2H5.              C. CH3COOCH3.           D. HCOOCH3.

Câu 22: Cho các cặp oxi hoá- khử được sắp xếp theo đúng thứ tự tương đối trong dãy điện hóa: Al3+/Al, Fe2+/ Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/Ag. Kim loại Cu khử được các ion trong các cặp trên là

A. Fe3+, Ag+.                       B. Fe3+, Fe2+.                 C. Fe2+, Ag+.                  D. Al3+, Fe2+.

Câu 23: Các chất Glucozơ (C6H12O6), fomandehit (HCHO), andehit axetic (CH3CHO), metyl fomat (H-COOCH3), phân tử đều có nhóm – CHO nhưng trong thực tế để tráng gương hoặc ruột phíc người ta chỉ dùng

A. HCHO                            B. CH3CHO                   C. HCOOCH3                D. C6H12O6

Câu 24: Dãy gồm các kim loại tan trong dung dịch HCl 2M là

A. Al, Cu, Fe                      B. Ba, Zn, Na                C. Mg, Ni, Ag                 D. K, Ba, Hg

Câu 25: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C4H11N là

A. 8.                                     B. 6.                                C. 5.                                D. 7.

Câu 26: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn m gam A trong dung dịch KOH dư thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 32,77 gam muối của glyxin và 22,86 gam muối của alanin. Biết số nhóm peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số nguyên tử N trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 20. Giá trị của m là

A.  30,57.                            B.  30,93.                       C.  31.29.                       D.  30,21.

Câu 27: Hỗn hợp X gồm etyl axetat, vinyl axetat, glixeryl triaxetat và metyl fomat. Thuỷ phân hoàn toàn 20 gam X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 20 gam X thu được V lít khí CO2(đktc) và 12,6 gam H2O. Giá trị của V là

A. 16,80 lít.                         B. 14,56 lít.                    C. 17,92 lít.                    D. 22,40 lít.

Câu 28: Cho 14,44 gam hỗn hợp G gồm: Al, Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được 7,168 lit NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, nếu cho 14,44 gam G ở trên vào 400 ml AgNO3 aM thu được 72,48 gam chất rắn. Giá trị của a là

A. 1,6                                 B. 1,0                             C. 1,678                          D. 1,9

Câu 29: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo là

A. C2H5COOCH3               B. CH3COOC2H5          C. HCOOC3H7.              D. CH3COO C2H5

Câu 30: Khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

(1) Trong mạng tinh thể kim loại, thành phần tham gia liên kết kim loại là ion dương kim loại, nguyên tử kim loại và toàn bộ e hóa trị.

(2) Đặc điểm chung của nguyên tử kim loại là bán kính lớn, dễ nhường e và thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng.

(3) Đi từ trên xuống dưới trong nhóm IA, tính kim loại tăng dần. Các kim loại nhóm IA đều tan trong nước ở điều kiện thường.

(4) Tính cứng, khối lượng riêng, tính dẫn điện của kim loại là do electron tự do gây ra.

(5) Kim loại Fe phản ứng được với tất cả dung dịch: FeCl3; CuSO4; HCl; HNO3 loãng.

A. 1, 2, 4, 5.                        B. 2, 3, 4.                       C. 2, 3, 5.                       D. 1, 3, 4.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 – ĐỀ SỐ 1

1C 2A 3D 4D 5C 6D 7B 8C 9B 10D 11B 12C 13D 14C 15B 16D 17D 18B 19C 20C 21D 22A 23D 24B 25A 26B 27A 28A 29A 30C

2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 2

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT HIỆP HÒA SỐ 2

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút;

(30 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,056 gam este X thu được 2,112 gam CO2 và 0,864 gam H2O. Công thức phân tử của este là

A. C4H8O2                           B. C4H8O4                      C. C3H6O2                      D. C2H4O2

Câu 2: Phản ứng giữa xenlulozơ với chất nào dưới đây dùng để sản xuất thuốc súng không khói

A. HNO3/H2SO4 đặc          B. CS2/NaOH                C. (CH3CO)2O               D. CH3COOH

Câu 3: Chất nào dưới đây thuộc loại polisaccarit.

A. saccarozơ.                     B. fructozơ                     C. glucozơ                     D. Tinh bột

Câu 4: Thủy phân một trieste thu được glixerol và 2 axit C2H5COOH và C15H31COOH ( 2 axit có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2). Số trieste thỏa mãn là.

A. 6                                      B. 2                                 C. 4                                 D. 3

Câu 5: Etyl axetat có công thức là.

A. CH3COOCH=CH2        B. CH3COOC2H5          C. CH3COOCH3            D. C2H5COOCH3

Câu 6: Glucozơ không thuộc loại

A. monosaccarit.               B. cacbohiđrat.              C. hợp chất tạp chức.  D. đisaccarit.

Câu 7: Thuỷ phân hoàn toàn  một este no, đơn chức, mạch hở X với 200ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ) thu được 18,4 gam ancol  Y và 32,8  gam một muối  Z.  Tên gọi của X là

A. Metyl axetat                   B. Etyl axetat                 C. Propyl axetat            D. Etyl fomat

Câu 8: Khi thủy phân chất nào dưới đây không thu được ancol.

A. CH3COOCH2-CH=CH2                                         B. (CH3COO)2C2H4

C. CH3COOCH3                                                         D. CH3COOC6H5

Câu 9: Cho các nhận xét sau, nhận xét nào sai

A. Khi thủy phân saccarozơ thu  được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc

B. Nhỏ dung dịch I2 vào miếng bánh mì thì sẽ xuất hiện màu xanh tím

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau

D. Amilopectin là polisaccarit có cấu trúc phân nhánh

Câu 10: Cho các nhận xét sau:

(1) Thủy phân este no hở, đơn chức luôn thu được ancol.

(2) Glucozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.

(3) Khi thủy phân xenlulozơ và tinh bột đều thu được glucozơ.

(4) Xà phòng hóa este bằng NaOH luôn thu được xà phòng.

(5) 1mol triolein có thể cộng tối đa 3 mol H2.

(6) amilopectin là một dạng tinh bột có cấu trúc phân nhánh.

(7) Xenlulozơ là polisaccarit không phân nhánh.

Số nhận xét đúng là

A. 7                                      B. 6                                 C. 5                                 D. 4

Câu 11: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức của X là

A. CH3COOCH3.               B. C2H5COOCH3.         C. C2H3COOC2H5.        D. CH3COOC2H5

Câu 12: Khối lượng axit nitric cần dùng phản ứng với xenlulozơ để tạo thành 62,37 kg xenlulozơ trinitrat. Biết hiệu xuất phản ứng đạt 90%.

A. 44,100 kg                       B. 35,721 kg                  C. 39,690 kg                  D. 42,320 kg

Câu 13: Thủy phân hoàn toàn dung dịch chứa m gam saccarozơ được dung dịch X. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Sau phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là:

A. Đáp án khác                 B. 17,1                            C. 4,5                              D. 34,2

Câu 14: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ. Công thức của xenlulozơ là

A. C11H22O11.                     B. (C6H10O5)n.               C. C2H4O2.                     D. C6H12O6.

Câu 15: Cho 11 g etyl axetat tác dụng với 150ml KOH 1M sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 12,0.                                B. 15,4                            C. 13,4                            D. 14,5

Câu 16: Glucozơ dùng để tráng ruột phích. Dung dịch chứa m gam glucozơ tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 16,2 g Ag. Giá trị của m là:

A. 7,85                                 B. 6,75                            C. 13,5                            D. 27 g

Câu 17: X là một cacbohiđrat, trong y học dung dịch chất X dùng để làm thuốc tăng lực còn trong công nghiệp được dùng tráng ruột phích. X là chất nào dưới đây.

A. Saccarozơ                     B. Glucozơ                    C. Fructozơ                   D. Chất béo

Câu 18: Phản ứng đặc trưng của este là

A. phản ứng cộng                                                     B. phản ứng axit bazơ

C. phản ứng este hóa                                              D. phản ứng thủy phân

Câu 19: Chất nào dưới đây ứng dụng dùng để sản xuất xà phòng.

A. Saccarozơ                     B. Tinh bột                     C. Chất béo                   D. Axit axetic

Câu 20: Tristearin là một chất béo khi xà phòng hóa bằng NaOH thu được muối X và ancol Y. X và Y lần lượt là.     

A. C17H33COONa và C3H5(OH)3                             B. C15H31COONa và C3H5OH

C. C17H31COONa và C2H4(OH)2                             D. C17H35COONa và C3H5(OH)3

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 3

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 50 phút

 

Câu 1: Fructozơ không phản ứng với

A. dd AgNO3/NH3, to.         B. Cu(OH)2/OH-.         C. H2/Ni, to.                   D. nước Br2

Câu 2: Số đồng phân este có CTPT C3H6O2 là:

A. 5.                                   B. 3.                               C. 4.                             D. 2.

Câu 3: Hợp chất X có CTPT C4H8O2. Khi thủy phân X trong dd NaOH thu được muối C2H3O2Na . Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3COOC2H5.            B. HCOOC3H7.              C. C3H7COOH.            D. C2H5COOCH3.

Câu 4: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là

A. CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.         

B. CH3OH < CH3COOH < C6H5OH.

C. HCOOH < CH3COOH < C2H5OH.                 

D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH

Câu 5: Cho các hợp chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Độ mạnh của các bazơ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. 5 < 2 < 1 < 3 < 4.       

B. 5 < 1 < 3 < 2 < 4.  

C. 4 < 5 < 1 < 2 < 3.   

D. 1 <5 < 2 < 3 < 4.

Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH?

A. Alanin.                                                                 B. Axit 2-aminopropanoic

C. Anilin.                                                                  D. Axit a-aminopropionic

Câu 7: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 8: Trong các công thức sau, công thức nào là của chất béo?

A. C3H5(OCOC4H9)3.                                             B. C3H5(OCOC13H31)3.

C. C3H5(COOC17H35)3.                                         D. C3H5(OCOC17H35)3.

Câu 9: Cho các chất: C6H5OH, HCHO, CH3CH2OH, C2H5OC2H5, CH3COCH3, HCOOCH3, CH3COOH, CH3COOCH3, HCOOH, HCOONa tác dụng với dd AgNO3/NH3, đun nóng. Số phản ứng tạo thành Ag là:

A. 2.                                   B. 5.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 10: Chất béo là trieste của

A. glixerol với axit béo.                                          B. glixerol với axit hữu cơ.

C. ancol với axit béo.                                             D. glixerol với vô cơ.

Câu 11: Thuỷ phân hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được:

A. 2 muối và 2 ancol.      B. 1 muối và 2 ancol. C. 1 muối và 1 ancol. D. 2 muối và 1 ancol.

Câu 12: Khi nói về este vinyl axetat, mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Vinyl axetat là một este không no, đơn chức .

B. Thuỷ phân este trên thu được axit axetic và axetilen.

C. Không thể điều chế trực tiếp từ axit hữu cơ và ancol.

D. Xà phòng hóa cho ra 1 muối và 1 anđehit.

Câu 13: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 4.                                   B. 2.                               C. 3.                               D. 5.

Câu 14: Khi xà phòng hóa tristearin bằng dd NaOH, thu được sản phẩm là:

A. C15H31COONa và etanol.                                 B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                                 D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 15: Vinyl axetat là tên gọi của hợp chất nào sau đây?

A. C2H5COOCH3               B. HCOOC2H5             C. CH3COOCH=CH2.    D. CH2=CH-COOCH3

Câu 16: Chất nào sau đây không phản ứng với axit axetic để tạo este?

A. C2H2                              B. C3H5(OH)3.              C. C6H5OH                   D. C2H5OH

Câu 17: Cho este phenyl axetat tác dụng với dd KOH dư. Sau phản ứng thu được muối hữu cơ gồm:

A. CH3COOH và C6H5CH2OH.                            B. CH3COOK và C6H5CH2OK.

C. CH3COOK và C6H5OH.                                    D. CH3COOK và C6H5OK.

Câu 18: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?

A. 4.                                   B. 3.                               C. 2.                               D. 5.

Câu 19: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là:

A. saccarozơ.                   B. tinh bột.                    C. xenlulozơ.               D. protein.

Câu 20: Cho lần lượt các chất: HCl, C6H5OH, CH3CH2OH, CH3COOCH3, CH3COOH tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng. Số phản ứng xảy ra là:

A. 2.                                   B. 5.                               C. 4.                               D. 3.

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 4

 

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT ĐOÀN THỊ ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: HÓA HỌC LỚP 12

Thời gian: 50  phút

Câu 1: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3COOC2H5.    

B. CH3CH2OH.        

C. CH3CHO. 

D. CH3COOH.

Câu 2: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. Toluen.    

B. Propen.    

C. Isopren.    

D. Stiren.

Câu 3: Hai chất đồng phân của nhau là

A. Fructozơ và mantozơ.              

B. Fructozơ và glucozơ.

C. Glucozơ và mantozơ.              

D. Saccarozơ và glucozơ.

Câu 4: Chất thuộc loại đisaccarit là

A. Saccarozơ.          

B. Glucozơ.    

C. Xenlulozơ.          

D. Fructozơ.

Câu 5: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. Dung dịch NaCl   

B. Dung dịch NaOH.          

C. Cu(OH)2.                         

D. Dung dịch HCl.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 5

 

SỞ GD&ĐT AN GIANG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC LỚP 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất của nhóm andehit                        

B. Tính chất của ancol đa chức

C. Tham gia phản ứng thủy phân                         

D. Lên men tạo ancol etylic

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng với dd NaOH trong điều kiện thích hợp?

A. 4                                     

B. 2                                

C. 1                                

D. 3

Câu 3: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây?

A. NH3, H2O                      

B. NH3, CO2, H2O        

C. CO2, H2O                 

D. NH3 và CO2

Câu 4: etyl fomat có công thức là:

A. HCOOC2H5                  

B. HCOOCH=CH2       

C. CH3COOCH3           

D. HCOOCH3

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit

A. Saccarozo                    

B. Glucozo                    

C. Tinh bột                    

D. Xenlulozo

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 6

 

SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: HÓA HỌC LỚP 12

NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

A. 26,73.                  

B. 25,46.       

C. 33,00.           

D. 29,70.

Câu 2: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2

A. 3.              

B. 4.          

C. 2.                              

D. 5.

Câu 3: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 20g dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (gam) glixerol thu được là

A. 13,8         

B. 4,6         

C. 9,2                           

D. 2,3

Câu 4: Đun nóng este HCOOCH=CH-CH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. HCOONa và CH3CH2=CHOH.

B. CH2=CHCOONa và CH3OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.

D. HCOONa và CH3CH2CHO.

Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 3.                          

B. 2.          

C. 4.                  

D. 5.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 7

Trường: THPT Thống Nhất A

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 8

Trường: THPT Buôn Ma Thuột

Số câu: 32 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 9

Trường: THPT Lê Quý Đôn

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 50 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 12 số 10

Trường: THPT Trần Hưng Đạo

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 50 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM