10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập môn Hóa đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập Hóa chưa từng gặp, hãy tham khảo 10 đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 năm 2021-2022 có đáp án với nội dung xoay quanh các kiến thức đã được học ở giữa HK1. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

10 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 10

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

a. Cấu tạo nguyên tử

- Thành phần cấu tạo nguyên tử

- Mối liên hệ các hạt cơ bản: p, e, n

- Số khối.

- Cấu hình electron của nguyên tử, ion.

- Định nghĩa về Nguyên tố hoá học - Đồng vị - Kí hiệu nguyên tử,…

b. Bảng HTTH

- Xác định vị trí nguyên tố trong bảng HTTH thông qua cấu hình electron và ngược lại.

- Tính chất hóa học nguyên tố:Tính KL - tính PK. Tính axit - tính bazơ. Hóa trị cao nhất với O, hóa trị với H.

- Mối liên hệ vị trí nguyên tố trong BTH với tính chất hóa học của nguyên tố nhóm A.Tính chất hóa học của nguyên tố nhóm IA, IIA, VIIA.

B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

* Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các

A. ion trái dấu.           

B. anion (ion âm).      

C. cation (ion dương).                       

D. chất.

Câu 2: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

A. Môi trường điện li.                                      B. Dung môi không phân cực.

C. Dung môi phân cực.                                   D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.

Câu 3: Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.                                      C. Dung dịch rượu.

B. Dung dịch muối ăn.                                    D. Dung dịch benzen trong ancol.

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen).                          C. Ca(OH)2 trong nước.

B. CH3COONa trong nước.                           D. NaHSO4 trong nước.

Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.                                            C. CaCl2 nóng chảy.

B. NaOH nóng chảy.                                      D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

Câu 8: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.                          B. HClO3.                   C. Ba(OH)2.                D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 9: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.                 

B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.                        

D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 10: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3.                    

C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.

B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.                        

D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.

Câu 11: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2.       

B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.  

C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.             

D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.

Câu 12: Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?

A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HCl.               

B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, H2SO4.

C. NaOH, NaCl, Na2SO4, HNO3.                 

D. CH3COOH, NaOH, CH3COONa, Ba(OH)2.

Câu 13: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

A. H2S, H2SO3, H2SO4.                                 

B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO.                          

D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 14: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, NO3-.                                                   

B. H+, NO3-, H2O.                                      

C. H+, NO3-, HNO3.                                      

D. H+, NO3-, HNO3, H2O.                                      

Câu 15: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

A. H+, CH3COO-.                                          

B. H+, CH3COO-, H2O.                                       

C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.            

D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Câu 20: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. 5.                                        B. 6.                            C. 7.                            D. 4.

Câu 21: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 3.                                        B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

Câu 22: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

A. 8.

B. 7.

C. 9.

D. 10.

Câu 23: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?

A. K2SO4.

B. KOH.

C. NaCl.

D. KNO3.

Câu 24: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?

A. HCl.                       B. HF.                         C. HI.                          D. HBr.

Câu 25: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4.

B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4.

C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.

D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.

Câu 26: Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 27: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

 

A. HCl.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. KCl.

Câu 28: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

 

A. HCl.

B. K2SO4.

C. KOH.

D. NaCl.

Câu 29: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

 

A. HCl.

B. Na2SO4.

C. Ba(OH)2.

D. HClO4.

Câu 30: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Câu 31: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.

B. [H+] < [CH3COO-].

C. [H+] > [CH3COO-].                                   

D. [H+] < 0,10M.

Câu 32: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

B. [H+] < [NO3-].                                           

D. [H+] < 0,10M.

Câu 33: Phát biểu nào đúng?

A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt cơ bản là proton và nơtron.

B. Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích dương.

C. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số nơtron.

D. Trong nguyên tử các electron luôn đứng yên.

Câu 34: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử X là 25. Hạt nhân của X có 9 nơtron. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 10.

B. 8.

C. 7.

D. 9.

Câu 35: Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?

A. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.

B. Trong nguyên tử, số khối bằng nguyên tử khối.

C. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton, nơtron và electron.

D. Trong nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.

Câu 36: Nguyên tử X có cấu hình e nguyên tử là 1s22s22p63s1 và số nơtron là 12. Số khối của X là

A. 23.

B. 13.

C. 21.

D. 12.

Câu 37: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. Số khối.

B. Số proton

C. Số electron lớp ngoài cùng.

D. Số nơtron.

Câu 38: Có 3 nguyên tử: Những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

A. X và Z.

B. Y và Z.

C. X và Y.

D. X,Y và Z.

* Bài tập tự luận

Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định Z, A và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X

Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản là 82 hạt, trong đó tổng số các hạt mang điện nhiều gấp 1,733 lần tổng số hạt không mang điện. Tìm X? Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho dạng đơn chất của X tác dụng với HCl, Cu, O2, S, H2O, N2.

Câu 3: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 13. Tìm số lượng từng hạt?

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số e trong các phân lớp p là 10, nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 4 đơn vị. Tìm X và Y?

Câu 5: Biết trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền 79Br và 81Br, nguyên tử khối trung bình của brom là 79.92u. Tính tỉ lệ % số nguyên tử của mỗi đồng vị?

Câu 6: Nguyên tố clo có 2 đồng vị. Biết số lượng nguyên tử của đồng vị thứ nhất gấp 3 lần số lượng nguyên tử của đồng vị thứ hai và đồng vị thứ hai nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35.5. Tìm số khối của hai đồng vị?

Câu 7: Tổng số hạt cơ bản trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12. Tìm A và B.

Câu 8: Cho kí hiệu hoá học 1531P . Xác định số p, A, nguyên tử khối, điện tích hạt nhân và số n.

Câu 9: Cho biết tổng số electron trong ion AB là 42. Trong các hạt nhân của A cũng như B số proton bằng số nơtron. Xác định số khối của A, B. Biết số khối của A gấp đôi của B

Câu 10 Khối lượng nguyên tử trung bình của Ne là 20,2 đ vc. Ne có hai đồng vị: đồng vị thứ nhất là (90%) , Xác định đồng vị thứ hai.

Câu 11: Một nguyên tố R có hai đồng vị mà số nguyên tử tỉ lệ nhau là 45:455. Tổng số hạt của đồng vị I là 32, nhiều hơn tổng số hạt của đồng vị II là 2 nơtron. Tìm nguyên tử khối trung bình của R.

Câu 12: Viết công thức của các loại phân tử CuCl2 biết Cu và Cl có các đồng vị sau: 65Cu ,63Cu , 35Cl, 37Cl

Câu 13: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu tạo bởi 115 hạt. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định A; N của nguyên tử trên.

Câu 14: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết: Tổng số hạt cơ bản là 13.

Câu 15: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.

b) Tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.

c) Tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.

d) Tổng số hạt cơ bản là 36, số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.

e) Tổng số hạt cơ bản là 52, số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.

f) Tổng số hạt cơ bản là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.

Câu 16: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của các nguyên tử sau, biết:

a) Tổng số hạt cơ bản là 13.

b) Tổng số hạt cơ bản là 18.

c) Tổng số hạt cơ bản là 52, số p lớn hơn 16.

d) Tổng số hạt cơ bản là 58, số khối nhỏ hơn 40.

2. Đề thi giữa học kì 1

2.1. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 1

TRƯỜNG THPT NHO QUAN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I- TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Tính số p và n trong hạt nhân nguyên tử

A. 92p, 235n.           

B. 92p,143n.             

C. 92p, 143p.           

D. 92n, 235p.

Câu 2: Trong tự nhiên Gali có 2 đồng vị là 69Ga (60,1%) và 71Ga (39,9%). Nguyên tử khối trung bình của Gali là:

A. 70                         

B. 71,20                    

C. 69,80                   

D. 70,20

Câu 3: Nguyên tố hoá học là

A. tập hợp các nguyên tử có khối lượng giống nhau

B. tập hợp các nguyên tử có số nơtron giống nhau.

C. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối.

D. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Câu 4: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với hiđro cao nhất là RH2. Vậy công thức oxit cao nhất là

A. RO                       

B. RO2                      

C. RO3                      

D. R2O3

Câu 5: Trong các hạt sau, hạt nào không mang điện tích?

A. nơtron                  

B. electron                

C. Nơtron và electron         

D. proton

Câu 6: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. electron, nơtron, proton.                     

 B. nơtron, electron.

C. electron, proton.                                    

D. proton, nơtron.

Câu 7: Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng

A. số electron.                                            

B. số electron ở lớp ngoài cùng

C. số lớp electron.                                      

D. số electron hóa trị.

Câu 8: Biết rằng nguyên tố cacbon thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA. Cấu hình electron của cacbon là :

A. 1s22s22p2.             

B. 1s22s22p3.           

C. 1s22s22p63s23p64s2             

D. 1s22s22p4

Câu 9: Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở

A. hạt nhân.              

B. hạt proton.           

C. hạt nơtron.           

D. vỏ nguyên tử.

Câu 10: Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5. Hợp chất khí với hiđro và oxi cao nhất có dạng

A. HX, X2O7.            

B. H2X, XO3.            

C. XH4, XO2.            

D. H3X, X2O5.

Câu 11: Cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng 3s23p4 là:

A. 1s22s22p53s23p4   

B. 1s22s22p63s23p6    

C. 1s22s22p63s23p4   

D. 1s22s23s23p4

Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s2 ?

A. Mg                       

B. Ca                        

C. Na                        

D. K

Câu 13: Một nguyên tử A có tổng số electron là 10, nguyên tố Y thuộc loại:

A. Nguyên tố s.         

B. Nguyên tố p.       

C. Nguyên tố d

D. Nguyên tố f.

Câu 14: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là:

A. 4 và 4.                  

B. 3 và 3.                  

C. 4 và 3.                  

D. 3 và 4.

Câu 15: Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?

A. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định.

B. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.

C. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.

D. Chuyển động rất không nhanh và không theo những quỹ đạo xác định.

Câu 16: Nguyên tử Na (Z=11) bị mất đi 1e thì cấu hình e tương ứng của nó là:

A. 1s22s22p6              

B. 1s22s22p63s1       

C. 1s22s22p63s3         

D. 1s22s22p63s23p64s1

Câu 17: Các nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn có tên gọi là

A. nhóm kim loại kiềm.                              

B. nhóm halogen.

C. nhóm khí hiếm.                                   

D. nhóm kim loại kiềm thổ.

Câu 18: Cho các phát biểu sau

(a) Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì tính kim loại giảm dần

(b) Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính phi kim tăng dần

(c) Các nguyên tố nhóm IA đều có tính kim loại mạnh 

(d) Flo là phi kim mạnh nhất

(e) Chỉ có nguyên tử K mới chứa phân lớp electron 4s1

Số phát biểu sai là:

A. 1.                          

B. 2.                          

C. 3.                         

D. 4.

Câu 19: Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử

A. Bán kính nguyên tử tăng và độ âm điện giảm 

B. Bán kính nguyên tử và độ âm điện tăng

C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện giảm  

D. Bán kính nguyên tử giảm và độ âm điện tăng

Câu 20: Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về canxi là sai ?

A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .

B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.

C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.

D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.

Câu 21: Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố X: 1s22s22p63s2; Y: 1s22s22p63s23p64s1; Z: 1s22s22p63s23p5. Nguyên tố nào là kim loại?

A. X.                         B. Z.                          C. X và Y.                D. Y.

Câu 22: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là

A. 57                         B. 65                         C. 56                        D. 55

Câu 23: Một nguyên tố R có Z =13. Công thức oxit cao nhất có dạng.

A. R2O3                     B. RO2                      C. R2O5                     D. RO3

Câu 24: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 17, vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm VIIIA.                           

B. chu kì 3, nhóm VA.

C. chu kì 3, nhóm VIA.                              

D. chu kì 3, nhóm VIIA.

Câu 25: Ý nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?

A. Số lớp electron                                     

B. Số electron lớp ngoài cùng

C. Tính kim loại, tính phi kim                 

D. Hóa trị cao nhất với oxi

Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố Y có số electron là 13. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Y là:

A. 13                         

B. 13-                        

C. 13+                      

D. +13

Câu 27: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f  lần lượt là:

A. 2, 8, 18, 32.          

B. 2, 4, 6, 8.              

C. 2, 6, 8, 18.           

D. 2, 6, 10, 14.

Câu 28: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử; 

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng; 

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột; 

(d) Các nguyên tố có cùng số phân lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng;

Số nguyên tắc đúng là

A. 2.                          B. 3.                          C. 1.                         D. 4.

II- TỰ LUẬN 

Câu 1 : (2 điểm) Xác định vị trí (STT, Chu kì, Nhóm) ; Tính chất hóa học ( Kim loại, Phi kim, Khí hiếm) của các nguyên tố sau ? (có giải thích cách xác định)

a) O (Z = 8)

b) Mg (Z = 12)

Câu 2(1 điểm) Nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất khí của R với hiđro chứa 91,18% R về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I – TRẮC NGHIỆM

1 – B

2 - C

3 -D

4  - C

5 - A

6 - A

7 - C

8 - D

9 - A

10 – A

11 - C

12 - B

13 - B

14 - D

15 - B

16 - A

17 - B

18 - B

19 - D

20 - D

21 - C

22 - C

23 - A

24 - D

25 - A

26 - C

27 - D

28 - B

   

II – TỰ LUẬN

Câu 1: 

a) O (Z = 8)

Cấu hình electron : 1s22s22p4

Oxi ở ô thứ 8 (Z = 8) ; chu kỳ 2 (do có 2 lớp electron) ; nhóm VIA (6 e hóa trị, nguyên tố p) ; 

Oxi là phi kim do có 6 electron lớp ngoài cùng.

b) Mg (Z = 12)

Cấu hình electron : [Ne]3s2

Mg ở ô thứ 12 (Z = 12) ; chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron) ; nhóm IIA (do có 2 e hóa trị, nguyên tố s)

Mg là kim loại do có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 2 :

Công thức hợp chất khí với hiđro là RH3

%mR = 91,18%, ta có :

R/3 = 91,18 : (100 – 91,18) à R = 31

Vậy R là photpho (P).

2.2. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 2

TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về bảng tuần hoàn?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau trong nguyên tử được xếp thành một cột.

C. Các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

D. Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 2: Cho các nguyên tố X, Y, Z, T có cấu hình electron nguyên tử lần lượt là: 1s22s22p6; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s22p63s23p64s2; 1s22s22p63s23p5. Các nguyên tố thuộc cùng chu kì là

A. X và Y.                              B. X và Z.                          C. Y và Z.                          D . Z và T.

Câu 3. Cho: ZNa=11, ZMg=12, ZAl=13. Tính bazơ của dãy các hiđroxit NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến

đổi                                                                                                                               

A. giảm dần.                                                                     B. không theo quy luật.    

C. tăng dần.                                                                      D. vừa tăng vừa giảm.      

Câu 4. Ion dương được hình thành khi nguyên tử                                                    

A. nhường electron.              B. nhận electron.                 C. nhường proton.             D. nhận proton.

Câu 5. Khí hiđro clorua tan tốt trong nước vì nó là                                                   

A. hợp chất cộng hóa trị.      B. hợp chất của halogen.    C. phân tử phân cực.         D. hợp chất.

Câu 6. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là                                                             

A. kali.                                  B. oxi.                                 C. clo.                                D. flo.

Câu 7. Số oxi hóa của Mn trong K2MnO4, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:

A. +6, +3, +6, +5.                 B. +3, +5, 0, +6.                  C. +6, +3, +5, +6.              D.+5,+6,+3,0.

Câu 8. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron thu gọn [Ne]3s23p2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm IVA.                                                     B. chu kì 4, nhóm IIIA.

C. chu kì 3, nhóm IIA.                                                       D. chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 9. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. X, Y lần lượt là (Cho: ZNa=11, ZMg=12, ZAl=13, ZK=19, ZCa=20)                                                                                                        

A. Na và Mg.                     B. Mg và Ca.                      C. Mg và Al.                       D. Na và K.

Câu 10. Trong một nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố                                  

A. giảm theo chiều tăng của tính kim loại.                   B. tăng theo chiều tăng bán kính nguyên tử.

C. giảm theo chiều tăng của tính phi kim.                    D. biến đổi không có qui luật.

Câu 11. Dãy nào sau đây không có hợp chất ion?                                                 

A. H2S, Na2O, AlCl3.        B. KF, H2O, BeH2.            C. BF3, H2S, MgCl2.           D. H2O, CO2, BF3.

Câu 12. Liên kết hóa học trong các phân tử HCl, H2 và Cl2 đều là                       

A. liên kết đơn.                  B. liên kết đôi.                    C. liên kết ba.                     D. liên kết bội.

Câu 13. Trong phân tử C2H2 và H2O, tổng số cặp electron tham gia liên kết lần lượt là

A. 2 và 3.                           B. 3 và 3.                            C. 4 và 2.                             D. 5 và 2.          

Câu 14. Cho các phân tử: Cl2O, NO, PH3, NH3 và độ âm điện của Cl = 3,16, O = 3,44, N =3,04, P = 2,19, H = 2,2). Phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất là

A. Cl2O.                                 B. NO.                                C. PH3.                              D. NH3.

Câu 15. Các ion: 17Cl−, 19K+, 20Ca2+ có cùng số

A. proton.                             B. nơtron.                             C. đơn vị điện tích hạt nhân.               D. electron.

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 3

TRƯỜNG THPT MỸ SƠN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là

A. electron, nơtron, proton.                                       B. nơtron, electron

C. electron, proton                                                    D. proton, nơtron

Câu 2: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.   

B. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.

C. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.

D. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm.

Câu 3: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại:

A. electron.                                                           B. proton.

C. nơtron.                                                              D. nơtron và electron.

Câu 4: Nguyên tử S(Z=16) có số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là:

A. 4                                B. 3                             C. 2                           D. 1

Câu 5: Kí hiệu nguyên tử cho biết những điều gì về nguyên tố X?

A. Số hiệu nguyên tử và số khối.           

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số khối của nguyên tử.                                  

D. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.

Câu 6: Nguyên tử có :

A. 13p, 13e, 14n.                                                                                B. 13p, 14e, 14n. 

C. 13p, 14e, 13n.                                                                               D. 14p, 14e, 13n.

Câu 7:  Số phân lớp, số electron tối đa của lớp M lần lượt là:

A. 3, 18                            B. 3, 12                                  C. 3, 6                           D. 4, 32.

Câu 8: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào :

A. mức năng lượng.                                               B. sự bão hòa của các lớp electron.

C. nguyên tử lượng tăng dần.                               D. điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 9: Ở phân lớp 4d, số electron tối đa là:

A. 10                                  B. 6                                     C. 14                                  D. 18 

Câu 10: Cấu hình e nào sau đây là đúng:

A. 1s2s2p3s3p6                                                B. 1s2s2p3s3p4s2        

C. 1s2s2p3s3p7                                                D. 1s2s2p3s3p4s1

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 4

TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:  Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

  A. 2.                                  B. 1.                                    C. 3.                                    D. 4.

Câu 2:  Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

  A. Electron và nơtron.                              B. Proton và nơton.

  C. Proton và electron.                               D. Electron.

Câu 3:  Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:

  A. Nơtron và electron.      B. Nơtron.                          C. Proton.                           D. Electron.

Câu 4:  Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

  A. Proton.                         B. Nơtron.                          C. Nơtron và electron.        D. Electron.

Câu 5:  Chọn phát biểu sai:

  A. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi có 6 electron.

  B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

  C. Nguyên tử oxi có số electron bằng số proton.

  D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

  B. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

  C. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

  D. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 7:  Mệnh đề nào sau đây không đúng?

  A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1: 1.

  B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.

  C. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

  D. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.

Câu 8:  Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối

  A. bằng tổng số các hạt proton và nơtron.                  

  B. bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron.

  C. bằng nguyên tử khối.   

  D. bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.

Câu 9:  Nguyên tử của nguyên tố R có 56 electron và 81 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R?

  A.  R.                            B. R.                                C. R.                              D. R.

Câu 10:  Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?

  A. H và He.                  B. H và He.                    C. H và He.                   D. H và He.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 5

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?

A. BeCl2, BeS.                   B. MgO, Al2O3.             C. MgCl2, AlCl3.            D. H2S, NH3.

Câu 2: Cân bằng phương trình phản ứng  sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Mg + HNO3  → Mg(NO3)2  +  NO  + H2O

Tổng các hệ số trong phuơng trình hoá học là

A. 24                                   B. 26                              C. 13                              D. 18

Câu 3: Phản ứng giữa Fe và dung dịch CuSO4, thuộc loại phản ứng :

A. Thế                                 B. Phân huỷ                   C. hoá hợp                     D. Trao đổi

Câu 4: Theo qui luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:

A. kim lọai mạnh nhất là liti.                                     B. phi kim mạnh nhất là oxi.

C. phi kim mạnh nhất là flo.                                     D. phi kim mạnh nhất là iot.

Câu 5: Số oxi hoá của S trong các chất và ion sau: SO, H2SO3 , S2-, S, SO32-, HSO4-, HS- lần lượt là:

A. +4, +4, -2, 0, +4, +6, -2                                        B. +4, +4, 0, -2, +6, +4, -2

C. –2, 0, +4, +4, +4, -2, +6                                       D. –2, +6, +4, 0, -2, +4, +4

Câu 6: Cho 6,4 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 thì thu được V lít SO2 (đktc).  Giá trị của V là:

A. 3,36 lít                           B. Đáp án khác              C. 2,24 lít                       D. 11,2 lít

Câu 7: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số nguyên tố thuộc chu kì 3 và 4 lần lượt là

A. 2 và 8                             B. 8 và 32                      C. 8 và 16                      D. 8 và 18

Câu 8: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 23. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào?

A. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA                      B. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA

C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA                     D. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.

Câu 9: Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử:

A. 2FeCl+ Cl2→ 2FeCl3                                         B. 2 H2S + 3 O → 2SO2 + 2 H2O

C. HNO3 + NaOH  → NaNO3 + H2O                      D. Mg + 2 HCl → MgCl­2 + H2

Câu 10: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 15. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm IIIA      B. chu kì 3, nhóm IA     C. chu kì 3, nhóm VA   D. chu kì 3, nhóm VB

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 – Số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Nguyên tử được cấu từ các hạt cơ bản nào 

A. proton, notron và electron 

B. notron và electron 

C. notron và proton

D. electron và notron 

Câu 2. Phân lớp f chứa đối đa bao nhiêu electron 

A. 10

B. 8

C. 6

D. 14

Câu 3. Trong tự nhiên thành phần phần trăm các đông vị kali là: 93,258%; 0,012% và 6,730%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố kali là:

A. 39,13484u

B. 38,13484u.

C. 37,13484u.

D. 39,63484u.

Câu 4. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng 

A. Số khối 

B. số notron 

C. số proton 

D. số notron và số proton 

Câu 5. Một nguyên tử M có 30 electron và 34 notron. Kí hiệu của nguyên tử M là 

Câu 6. Nguyên tử Sn có kí hiệu hóa học . Số notron của nguyên tử là:

A. 50

B. 120

C. 70

D. 20

Câu 7. Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 5 electron. Số điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố X là: 

A. 9

B. 16

C. 15

D. 17

Câu 8. Cấu hình electron của nguyên tử Kali (Z = 19) là

A.1s22s22p63s23p64s1

B.1s22s22p63s23p64s2

C.1s22s22p63s23p63d1

D. 1s22s22p63s23p53d2

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p64s2

A. Ca

B. Cu

C. Ba

D. Mg

Câu 10. Nguyên tử R có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử R, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của R.

A. 36R

B. 32R

C. 27R

D. 24R

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 7

Trường: THPT Đặng Thai Mai

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 8

Trường: THPT Ngô Gia Tự

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 9

Trường: THPT Nguyễn Trãi

Số câu: 25 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Hóa 10 số 10

Trường: THPT Lê Quý Đôn

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:27/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM