10 đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 có đáp án
Để giúp các em học sinh học tập thật tốt và chuẩn bị cho những bài thi giữa HK1 sắp tới, eLib xin giới thiệu 10 đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 năm 2021-2022 có đáp án bên dưới đây. Tài liệu được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều trường THPT trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 10
1.1. Hệ thống lý thuyết
1.1.1. Vai trò của thế giới quan, phương pháp luận của Triết học
- Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Đối tượng nghiên cứu của Triết học: Là những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy.
- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
1.1.2. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
a. Khái niệm thế giới quan:
-Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống.
b.Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Mặt thứ nhất : Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần) cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào ?
- Mặt thứ hai: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan không ?
* Dựa vào cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học mà người ta phân chia thành thế giới quan duy vật hay thế giới quan duy tâm.
- Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai tiêu diệt được. Ví dụ: Con người tiến hóa từ loài vượn cổ.
- Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên. Ví dụ: Con người được tạo ra từ chúa hay được sinh ra như truyền thuyết mẹ Âu Cơ…
*Tóm lại:Thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học. Nó cung cấp cho chúng ta quan điểm tiến bộ và ý chí để cải tạo thế giới, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Còn thế giới quan duy tâm là chỗ dựa về lý luận cho các lực lượng xã hội lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử.
c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình
- Phương pháp: Là cách thức đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới (bao gồm một hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp cụ thể)
- Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng. Ví dụ: Cây có mối quan hệ với các yếu tố khác của tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ…
- Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển. Ví dụ: Chỉ cho rằng cây muốn tồn tại và phát triển chỉ cần 1 yếu tố duy nhất là nước.
⇒ Phương pháp luận biện chứng cho chúng ta cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng; giúp chúng ta đánh giá chính xác về thế giới và trên cơ sở đó tiến hành cải tạo thế giới khách quan.
- Phương pháp luận chung nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy là phương pháp luận triết học.
1.1.3. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
⇒ Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau: Thế giới vật chất là cái có trước, phép biện chứng phản ánh nó có sau; thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những quy luật khách quan. Thế giới quan duy vật và phường pháp luận biện chứng gắn bó với nhau, không tách rời nhau. Sự thống nhất này đòi hỏi chúng ta trong từng vấn đề, trong từng trường hợp cụ thể:
-Về thế giới quan: Phải xem xét chúng với quan điểm duy vật biện chứng.
-Về phương pháp luận: Phải xem xét chúng với quan điểm biện chứng duy vật.
1.1.4. Giới tự nhiên tồn tại khách quan
Giới tự nhiên (viết tắt GTN): là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra.
a. Các quan niệm về GTN:
- Các quan niệm duy tâm về GTN là do thần linh, thượng đế tạo ra
- Các quan niệm duy vật về GTN là cái có sẵn , tự có ,là nguyên nhân tồn tại phát triển chính nó.
- Các nhà khoa học ;Bác bỏ thần bí nghiêng cứu xem xét từng sự vật hiện tượng để tìm ra nguồn gốc của nó.
b. Khái niệm GTN:
Là tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc lực lượng thần bí tạo ra. Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có quá trình hình thành khách quan ,vận động và phát triển theo quy luật vốn có của nó. Ví dụ: Núi lửa, thiên thạch…
1.1.5. Xã hội là một bộ phận đặc thù của GTN:
Nguồn gốc bắt đầu của con người là từ vượn người qua quá trình tiến hoá lâu dài.
a. Con người là sản phẩm của GTN: Bản thân con người là sản phẩm của TGN, con người tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
b. Xã hội cùng là sản phẩm của giới tự nhiên: Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của GTN. Cho nên xã hội là một đặc thù của giới tự nhiên.
c. Con người có thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan.
- Nhờ các giác quan, nhờ hoạt động của bộ não, nhờ quá trình lao động, con người đã nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan.
- Nhưng con người và xã hội loài người dù có văn minh đến đâu, muốn cỉ tạo thế giới khách quan để phục vụ lợi ích cho mình, con người phải tôn trọng và tuân theo quy luật của nó. Vì con người, xã hội vẫn là một bộ phận của giới tự nhiên.
1.1.6. Thế giới vật chất luôn luôn vận động
a. Thế nào là vận động?
- Theo Triết học Mác - Lê-nin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng
c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất
- 5 hình thức vận động cơ bản
+ Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ…
+ Vận động vật lý: Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng.
+ Vận động hóa học: Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ.
+ Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm trồi nảy lộc, nở hoa.
+ Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ: Từ Cộng sản nguyên thủy → Chiếm hữu nô lệ → Phong kiến → Tư bản chủ nghĩa → Cộng sản chủ nghĩa.
⇒ Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
+ Vận động xã hội là hình thức vận động cao nhất.
+ Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
1.1.7. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển
a. Thế nào là phát triển
- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu. Ví dụ : Sự phát triển của chiếc điện thoại từ chiếc điện thoại đen trắng đến chiếc điện thoại màu với nhiều chức năng : nghe nhặc, xem phim, lướt web…
b. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
- Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
1.1.8. Thế nào là mâu thuẫn
a. Mặt đối lập của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau
- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Ví dụ: Cực âm và cực dương, nóng và lạnh…
Trong mỗi sinh vật đều có mặt đồng hóa và dị hóa
+ Đồng hóa: quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành những chất phức tạp
+ Dị hóa: tập hợp các chuỗi phản ứng chuyển hóa phân hủy các phân tử thành các đơn vị nhỏ hơn được hoặc bị oxy hóa để giải phóng năng lượng, hoặc được sử dụng trong các phản ứng đồng hóa khác.
⇒ Ta thấy đồng hóa và dị hóa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, nếu thiếu 1 trong 2 mặt thì sinh vật không tồn tại. Trong Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là 2 mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
Trong mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng. Vì các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Hai mặt đối lập luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, triết học gọi là: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Khái niệm “đấu tranh” trong quy luật mâu thuẫn có ý nghĩa khái quát, tùy thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà chúng có những biểu hiện khác nhau (tác động, bài trừ, gạt bỏ).
1.1.9. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Giải quyết mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất với nhau vừa đấu tranh với nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc.
b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn.
c. Liên hệ thực tế
⇒ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng phải phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể.
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập. Phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn.
+ Phải phân biệt đúng, sai, tiến bộ, lạc hậu.
+ Nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách.
+ Biết đấu tranh và tự phê, tránh tư tưởng “Dĩ hòa vi quý”.
1.1.10. Chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng (Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác).
→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng.
1.1.11. Lượng
Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
- Các loại lượng
+ Lương đếm được: Biểu thị bằng con số với các đơn vị đo lường cụ thể. Ví dụ: lít, cm, dm…
+ Lượng không đếm được: Tượng trưng cho tình cảm, ý chí (ý thức nói chung). Ví dụ: Lòng yêu nước, tình yêu nam nữ…
1.1.12. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất
a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng đổi đến một giới hạn nhất định - điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật.
b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng
- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo ra sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Theo đó, Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.
- Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật. Ví dụ: Từ 3 đường thẳng ta ghép lại thành hình tam giác, khi thêm 1 đường thẳng vào ta có các hình khác: hình tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông…
⇒ Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.
1.1.13. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
⇒ Phủ định là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
a. Phủ định siêu hình
⇒ Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Ví dụ: Việc con người chặt phá rừng và săn bắt động vật quý hiếm là việc con người đã xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên. Việc làm đó dẫn đến con người phải gánh chịu các hậu quả nặng nề khi không tuân theo các quy luật của tự nhiên. Chặt phá rừng bừa bãi sẽ dẫn đến tình trạng sạt lở đất, phá vỡ đa dạng sinh học…Các hiện tượng xóa bỏ đi sự tồn tại, phát triển của tự nhiên như vậy được gọi là Phủ định siêu hình.
b. Phủ định biện chứng
⇒ Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
+ Tính khách quan: Nguyên nhân sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng; kết quả là cái mới ra đời thay thế cái cũ.
+ Tính kế thừa: Gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, giữ lại yếu tố tích cực phù hợp với sự phát triển của cái mới.
1.1.14. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
a. Phủ định của phủ định
Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
b. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng
Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn.
Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp.
c. Bài học rút ra
Nhận thức cái mới, ủng hộ cái mới; tôn trọng quá khứ; tránh bảo thủ, phủ định sạch trơn, cản trở sự tiến bộ.
Đặc điểm so sánh |
Phủ định siêu hình |
Phủ định biện chứng |
Điểm giống nhau |
Đều là là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó. |
|
Điểm khác nhau |
- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. - Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới. |
- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. - Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới. |
1.2. Bài tập
BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:
A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
D. Những vấn đề khoa học xã hội
Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:
A. Môn Xã hội học. B. Môn Lịch sử.
C. Môn Chính trị học. D. Môn Sinh học.
Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
A. Toán học. B. Sinh học.
C. Hóa học. D. Xã hội học.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.
C. Sự phân tách các chất hóa học.
D. Sự hóa hợp các chất hóa học.
Câu 6: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:
A. Lí luận Mác – Lênin. B. Triết học.
C. Chính trị học. D. Xã hội học.
Câu 7: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
A. Thế giới tồn tại khách quan. B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Giới tự nhiên là cái sẵn có. D. Kim loại có tính dẫn điện.
Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Triết học là khoa học của các khoa học.
B. Triết học là một môn khoa học.
C. Triết học là khoa học tổng hợp.
D. Triết học là khoa học trừu tượng.
Câu 9: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?
A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.
C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.
D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.
Câu 10. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là
A. Quan niệm sống của con người. B. Cách sống của con người.
C. Thế giới quan. D. Lối sống của con người.
Câu 11. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.
A. Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.
B. Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.
C. Triết học → tôn giáo →huyền thoại.
D. Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.
Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa
A. Tư duy và vật chất. B. Tư duy và tồn tại.
C. Duy vật và duy tâm. D. Sự vật và hiện tượng.
Câu 13: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.
A. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
D. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 15: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của
A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật.
C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận.
Câu 16: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.
B. Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.
C. Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.
D. Chỉ tồn tại ý thức.
Câu 17: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là
A. Cách thức đạt được chỉ tiêu. B. Cách thức đạt được ước mơ.
C. Cách thức đạt được mục đích. D. Cách thức làm việc tốt.
Câu 18: Phương pháp luận là
A. Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.
B. Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.
C. Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.
D. Học thuyết về phương án nhận thức khoa học.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?
A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
Câu 20: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?
A. An cư lạc nghiệp. B. Môi hở rang lạnh.
C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc.
Câu 21. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ?
A. Duy B. Duy tâmC. Nhị nguyênluậnD. Duy tân.
Câu 22. Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:
A. Duy B. Duy tâm C. Nhị nguyên luận D. Duy tân.
Câu 23. Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?
A. Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông
B. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan nhân quả.
C. Cạnh tranh một quy luật tất của mọi nền sản xuất hoá
D. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
Câu 24. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của :
A. Triếthọc B. Sử học C. Toán học D. Vật lí
ĐÁP ÁN
1A 2C 3B 4B 5A 6B 7D 8B 9D 10C 11B 12B 13A 14A 15B 16B 17C 18A 19B 20D
BÀI 2. THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN
Câu 1. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây:
A. Giới nhiên con người sản phẩm của Chúatrời
B. Giới tự nhiên là cái có sẵn, phát triển không ngừng. Con người và xã hội loài người là sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên.
C. Con người khi sinh ra đã chịu sự chi phối của sốmệnh
D. Mưu sự tại nhân thành sự thiên.
Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?
A. Con người không thể nhận thức được thế giới kháchquan
B. Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách quan
C. Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có cái con người chưa nhận thức được thôi
D. Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới kháchquan.
Câu 3. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng nguồn gốc con người ?
A. Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người thổi vào sựsống
B. Tổ tiên của loài người ông Adam bàEva
C. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên, tồn tại trong môi trường tự nhiên và cùng phát triển với môi trường tự nhiên.
D. Con người sản phẩm của sự phát triển của chính bản thân
Câu 4. Quan niệm nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của xã hội loài người ?
A. Xã hội loài người là sản phẩm của Chúa
B. Xã hội loài người sản phẩm của quá trình phát triển giới nhiên
C. Xã hội loài người phát triển qua nhiều giaiđoạn
D. Con người có thể cải tạo hội.
Câu 5. Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở
A. Sự tồn tại của thế giới kháchquan
B. Theo ý muốn của conngười
C. Tôn trọng quy luật khách quan
D. Không cần quan tâm đến quy luật khách quan
Câu 6. Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan ?
A. Từ trường tráiđất B. Ánhsáng
C. Mặttrời D. Diêmvương
BÀI 3. SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong
A. Giới tự nhiên và tư duy.
B. Giới tự nhiên và đời sống xã hội
C. Thế giới khách quan và xã hội.
D. Đời sống xã hội và tư duy.
Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.
B. Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.
C. Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.
D. Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.
Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?
A. Ngắt quãng. B. Thụt lùi.
C. Tuần hoàn. D. Tiến lên.
Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?
A. Vận động cơ học. B. Vận động vật lí
C. Vận động hóa học D. Vận động xã hội.
Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?
A. Phong phú và đa dạng. B. Khái quát và cơ bản.
C. Vận động và phát triển không ngừng D. Phổ biến và đa dạng.
Câu 6: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?
A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.
B. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.
C. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.
D. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?
A. Sự di chuyển các vật thể trong không gian.
B. Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.
C. Quá trình bốc hơi của nước.
D. Sự biến đổi của nền kinh tế.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.
C. Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.
D. Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.
Câu 9: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học B. Vật lí
C. Hóa học D. Xã hội
Câu 10: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học B. Vật lí
C. Hóa học D. Sinh học
Câu 11. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?
A. Cơ học B. Vật lí
C. Sinh học D. Xã hội
Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.
B. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.
C. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.
D. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 13. Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?
A. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.
C. Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.
D. Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.
Câu 14. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?
A. Luôn luôn vận động. B. Luôn luôn thay đổi.
C. Sự thay thế nhau. D. Sự bao hàm nhau.
Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?
A. Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.
B. Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.
C. Các hình thức vận động không bao hàm nhau.
D. Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.
Câu 16. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.
B. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.
C. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.
D. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.
Câu 17. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?
A. Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
B. Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.
C. Cây khô héo mục nát.
D. Nước đun nóng bốc thành hơi nước.
Câu 18. Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?
A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.
B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.
C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.
D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.
Câu 19. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?
A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.
B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.
C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá
D. Học cách học →biết cách học.
Câu 20. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?
A. Rút dây động rừng B. Nước chảy đá mòn.
C. Tre già măng mọc D. Có chí thì nên.
Câu 21. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện ntn?
A. Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.
B. Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.
C. Sự xuất hiện các hạt cơ bản.
D. Sự xuất hiện các giống loài mới.
Câu 22. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?
A. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.
B. Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
C. Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.
D. Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.
Câu 23. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?
A. Mọi sự vận động đều là phát triển.
B. Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.
C. Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.
D. Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.
Câu 24. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tự nhiên B. Xã hội
C. Tư duy D. Đời sống.
Câu 25. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?
A. Tự nhiên B. Xã hội
C. Tư duy D. Lao động
Câu 26. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?
A. Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.
B. Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ
C. Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ
D. Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.
Câu 27. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?
A. Góp gió thành bão B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
C. Tre già măng mọc D. Đánh bùn sang ao.
Câu 28. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:
A. Sự tăng trưởng B. Sự phát triển C. Sự tiến hoá D. Sự tuần hoàn
Câu 29. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:
A. Cái mới ra đời giống cáicũ
B. Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cáicũ
C. Cái mới ra đời lạc hậu cáicũ
D. Cái mới ra đời thay thế cáicũ
Câu 30. Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:
A. Chúng luôn luôn vận động
B. Chúng luôn luôn biếnđổi
C. Chúng đứngyên
D. Sự cân bằng giữa các yếu tố trong của sự vật, hiệntượng
Câu 31. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoáhọc B.Vật C.Cơhọc D. Xã hội
Câu 32. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
A. Sự pháttriển B. Sự vận động C. Mâu thuẫn D. Sự đấutranh
Câu 33. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoáhọc B. Sinh học C.Vật C. Cơhọc
Câu 34. Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ?
A. Cơhọc B.Vật C. Hoá học D. Sinh học
----Còn tiếp----
2. Đề thi giữa học kì 1
2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 1
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
Câu 1 Mâu thuẫn triết học là
A. hai mặt đối lập thống nhất với nhau.
B. hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động nhau.
C. hai mặt đối lập đấu tranh với nhau..
D. cả ba ý trên
Câu 2 Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:
A. chất. B. điểm nút. C. độ D. bước nhảy.
Câu 3 Câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. B. Có công mài sắt có ngày nên kim.
C. Nhổ một sợi tóc thành hói. D. Đánh bùn sang ao.
Câu 4 Quan niệm cho rằng “ Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ?
A. Nhị nguyên luận. B. Duy vật. C. Duy tâm. D. Cả ba đều đúng.
Câu 5 Vấn đề cơ bản của Triết học là
A. quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình
B. quan hệ giữa vật chất và vận động.
C. quan hệ giữa vật chất và ý thức
D. quan hệ giữa lí luận và thực tiễn
Câu 6 Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
A. sự đấu tranh. B. mâu thuẫn. C. sự phát triển. D. sự vận động.
Câu 7 Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
A. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
B. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
C. Là sự phủ định có tính khách quan
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
Câu 8 Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?
A. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.
B. Sự vật, hiện tượng phát triển.
C. Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực.
D. Sự vật hiện tượng tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác.
Câu 9 Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định siêu hình ?
A. Cản trở hoặc xoá bỏ sự phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.
B. Do sự tác động, can thiệp từ bên ngoài.
C. Nguyên nhân của sự phủ định là mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng.
D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Câu 10 V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I Lê-nin bàn về:
A. Điều kiện của sự phát triển. B. Hình thức của sự phát triển.
C. Nội dung của sự phát triển. D. Nguyên nhân của sự phát triển.
Câu 11 : Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là
A. mặt đối lập. B. chất. C. độ. D. lượng.
Câu 12 Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác là:
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
Câu 13 Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?
A. Hoá học. B. Vật lý. C. Cơ học D. Sinh học.
Câu 14 Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:
A. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.
B. cái mới ra đời giống như cái cũ.
C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ.
D. cả ba phương án trên đều sai.
Câu 15 Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
A. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
C. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
D. Tích luỹ dần dần
Câu 16 Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ?
A. vật lý. B. cơ học. C. hoá học. D. xã hội.
Câu 17 Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:
A. sự tuần hoàn. B. sự phát triển. C. sự tiến hoá. D. sự tăng trưởng.
Câu 18 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :
A. các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau.
B. các mặt đối lập luôn gắn bó, tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau.
C. các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài trừ, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau.
D. cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 19 Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách nào ?
A. Sự thương lượng giữa các mặt đối lập.
B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
C. Sự điều hoà mâu thuẫn.
D.Cả ba ý trên
Câu 20 Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Mác bàn về?
A. Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 21 Em hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học ?
A. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
B. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể
D. Không có mặt này thì không có mặt kia
Câu 22 Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
B. Cái ra đời sau so với cái trước.
C. Cái mới lạ so với cái trước.
D. Cái phức tạp hơn cái trước.
Câu 23 Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào.
A. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
B. vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần
C. việc con người có nhận thức được thế giới hay không
D. việc con người nhận thức thế giới như thế nào
Câu 24 Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì?
A. Phủ định. B. Phủ định biện chứng.
C. Phủ định siêu hình. D. Diệt vong.
Câu 25 Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì?
A. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.
B. Điểm tổng kết cuối các học kỳ.
C. Điểm số kiểm tra hàng ngày.
D. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ.
Câu 26 Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là:
A. bước nhảy. B. lượng. C. độ. D. điểm nút.
Câu 27 Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “... là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”.
A. Phương pháp luận lôgic. B. Phương pháp thống kê.
C. Phương pháp luận siêu hình. D. Phương pháp luận biện chứng.
Câu 28: V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học”. Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng?
A. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc.
B. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.
C. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
D. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng.
Câu 29 Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Nhị nguyên luận. B. Duy tâm. C. Duy vật. D. Cả ba đều đúng
Câu 30 Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của
A. sử học. B. triết học. C. toán học. D. vật lí.
Câu 31 V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
A. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Nội dung của sự phát triển.
C. Điều kiện của sự phát triển.
D. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 32 Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học?
A. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
B. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá.
C. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
D. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Câu 33 Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:
A. chúng luôn luôn biến đổi
B. sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng
C. chúng đứng yên
D. chúng luôn luôn vận động
Câu 34 Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học?
A. Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống.
B. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác.
C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể.
D. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
Câu 35 : Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là
A. Điểm nút. B. Lượng. C. Độ. D. Chất.
Câu 36 Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. lượng biến đổi từ từ, chất biến đổi nhanh chóng.
B. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
C. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
D. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
Câu 37 Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “...là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng»
A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp lịch sử.
C. Phương pháp luận biện chứng. D. Phương pháp hình thức.
Câu 38 Mặt đối lập của mâu thuẫn là
A. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau
B. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… của sự vật mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau.
C. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.
D. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều
Câu 39 Sự biến đổi về lượng chỉ dẫn tới sự biến đổi về chất khi:
A. Lượng biến đổi đến điểm nút thì dừng lại.
B. Lượng biến đổi đến điểm nút và tiếp tục biến đổi.
C. Lượng biến đổi trong giới hạn của độ.
D. Cả ba ý trên đều sai.
Câu 40 Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?
A. Mỗi lượng có chất riêng của nó.
B. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
C. Chất quy định lượng.
D. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau
ĐÁP ÁN
1 - C; 2 - B; 3 - C; 4 - C; 5 - C; 6 - D; 7 - B; 8 - D; 9 - C; 10 - D
11 - D; 12 - A; 13 - C; 14 - C; 15 - A; 16 - D; 17 - B; 18 - B; 19 - B; 20 - B
21 - A; 22 - A; 23 - A; 24 - A; 25 - B; 26 - C; 27 - C; 28 - A; 29 - D; 30 - B;
31 - D; 32 - A; 33 - D; 34 - D; 35 - D; 36 - A; 37 - C; 38 - B; 39 - B; 40 - A
2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 2
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
Câu 1 Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:
A. điểm nút. B. bước nhảy. C. chất. D. độ
Câu 2 Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “... là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập, tĩnh tại không liên hệ, không phát triển”.
A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng.
C. Phương pháp luận lôgic. D. Phương pháp thống kê.
Câu 3 Câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Có công mài sắt có ngày nên kim. B. Nhổ một sợi tóc thành hói.
C. Đánh bùn sang ao. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 4 Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau : Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:
A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được
C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn
D. Tích luỹ dần dần
Câu 5 Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì ?
A. Điểm số kiểm tra hàng ngày.
B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ.
C. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.
D. Điểm tổng kết cuối các học kỳ.
Câu 6 Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái mới lạ so với cái trước.
B. Cái ra đời sau so với cái trước.
C. Cái phức tạp hơn cái trước.
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
Câu 7 Chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống: “...là phương pháp xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng»
A. Phương pháp hình thức. B. Phương pháp luận biện chứng.
C. Phương pháp lịch sử. D. Phương pháp luận siêu hình.
Câu 8 Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là
A. sự vận động. B. sự đấu tranh. C. mâu thuẫn. D. sự phát triển.
Câu 9 Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:
A. cái mới ra đời giống như cái cũ.
B. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ.
C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ.
D. cả ba phương án trên đều sai.
Câu 10 Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?
A. Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.
B. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá.
C. Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.
D. Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Câu 11 Mâu thuẫn triết học là
A. hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tác động nhau.
B. hai mặt đối lập thống nhất với nhau.
C. hai mặt đối lập đấu tranh với nhau.
D. cả ba ý trên.
Câu 12 V.I Lê-nin viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước lớn là không biện chứng, không khoa học”. Hiểu câu nói đó như thế nào là đúng ?
A. Phát triển là quá trình phức tạp, quanh co, đôi khi cái lạc hậu lấn át cái tiến bộ.
B. Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng.
C. Sự phát triển diễn ra theo đường vòng.
D. Sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc.
Câu 13 V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn”. Ở câu này, Lênin bàn về:
A. Điều kiện của sự phát triển.
B. Cách thức của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Nội dung của sự phát triển.
Câu 14 Em hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học ?
A. Không có mặt này thì không có mặt kia
B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể
C. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau
D. Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.
Câu 15 Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do:
A. chúng luôn luôn biến đổi
B. sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng
C. chúng luôn luôn vận động
D. chúng đứng yên
Câu 16 Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?
A. Là sự phủ định có tính khách quan
B. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ
C. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.
D. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng.
Câu 17 Mặt đối lập của mâu thuẫn là
A. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… của sự vật mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau.
B. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau
C. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều
D. những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật mà trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.
Câu 18 Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là
A. Điểm nút. B. Chất. C. Lượng. D. Độ.
Câu 19 Hiểu như thế nào là đúng về mâu thuẫn triết học ?
A. Các mặt đối lập không cùng nằm trong một chỉnh thể, một hệ thống.
B. Một mặt đối lập nằm ở sự vật, hiện tượng này, mặt đối lập kia nằm ở sự vật, hiện tượng khác.
C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại tách biệt trong một chỉnh thể.
D. Hai mặt đối lập phải cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
Câu 20 Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?
A. Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực.
B. Sự vật hiện tượng tự mất đi và được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác.
C. Sự vật, hiện tượng phát triển.
D. Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.
Câu 21 Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
B. lượng biến đổi từ từ, chất biến đổi nhanh chóng.
C. cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ.
D. chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng.
Câu 22 V.I Lê-nin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Câu đó V.I Lê-nin bàn về:
A. Nội dung của sự phát triển. B. Điều kiện của sự phát triển.
C. Nguyên nhân của sự phát triển. D. Hình thức của sự phát triển.
Câu 23 Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?
A. Phủ định. B. Phủ định biện chứng.
C. Phủ định siêu hình. D. Diệt vong.
Câu 24 Triết học Mác được coi là chủ nghĩa duy vật biện chứng vì trong triết học Mác là:
A. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
B. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
C. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau.
D. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình thống nhất hữu cơ với nhau.
Câu 25 Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ?
A. xã hội. B. cơ học. C. hoá học. D. vật lý.
Câu 26 Quan niệm cho rằng “ Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào?
A. Duy tâm. B. Nhị nguyên luận. C. Duy vật. D. Cả ba đều đúng.
Câu 27 Các Mác viết “Những thay đổi đơn thuần về lượng đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hoá thành sự khác nhau về chất”. Trong câu này, Mác bàn về?
A. Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Xu thế phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 28 Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:
A. sự phát triển. B. sự tiến hoá. C. sự tăng trưởng. D. sự tuần hoàn.
Câu 29 Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng?
A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.
B. Chất quy định lượng.
C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.
D. Mỗi lượng có chất riêng của nó.
Câu 30 Quan niệm cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được” thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây?
A. Nhị nguyên luận. B. Duy tâm C. Duy vật. D. Cả ba đều đúng.
---Để xem tiếp nội dung từ câu 31-40 của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
ĐÁP ÁN
1 - A; 2 - A; 3 - B; 4 - C; 5 - D; 6 - D; 7 - B; 8 - A; 9 - C; 10 - C
11 - A; 12 - D; 13 - C; 14 - D; 15 - C; 16 - C; 17 - A; 18 - B; 19 - D; 20 - B
21 - B; 22 - C; 23 - A; 24 - C; 25 - A; 26 - A; 27 - B; 28 - A; 29 - D; 30 - C
31 - D; 32 - C; 33 - D; 34 - D; 35 - A; 36 - B; 37 - B; 38 - B; 39 - D; 40 - C
2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 3
TRƯỜNG THPT THANH ĐA
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
Câu 1 Thế giới khách quan bao gồm?
A. Tự nhiên. B. Tư duy.
C. Xã hội. D. Tự nhiên, xã hội, tư duy.
Câu 2 Đặc điểm của phủ định biện chứng?
A. Tính khách quan, tính kế thừa. B. Tính tuần hoàn, tính khách quan.
C. Tính thống nhất, tính kế thừa. D. Tính chủ quan, tính khách quan.
Câu 3 Sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất chỉ ra:
A. Tương lai phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
D. Mục đích của sự phát triển.
Câu 4 Bàn về sự phát triển V.I.Lênin viết : Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Câu đó nói về?
A. Nguyên nhân của sự phát triển. B. Hình thức của sự phát triển.
C. Cách thức của sự phát triển. D. Điều kiện của sự phát triển.
Câu 5 Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học nào?
A. Triết học. B. Toán học. C. Văn học. D. Lịch sử.
Câu 6 Mâu thuẫn là ?
A. nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
B. cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
C. khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
D. tiêu chuẩn vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
Câu 7 Lịch sử loài người trải qua các chế độ khác nhau trong lịch sử đó là:
A. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
B. Cộng sản nguyên thủy, phong kiến, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.
C. Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, phong kiến, cộng sản chủ nghĩa.
D. Cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, chiếm hữu nô lệ.
Câu 8 Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan điểm triết học ?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
B. Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường.
C. Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh di hiểu nhầm lẫn nhau.
D. Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực và các học sinh cá biệt trong lớp.
Câu 9 Vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn và hoàn thiện hơn chỉ ra:
A. Tương lai phát triển của sự vật, hiện tượng.
B. Mục đích của sự phát triển.
C. Cách thức của sự phát triển.
D. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
Câu 10 Quá trình hóa hợp và phân giải các chất là hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất ?
A. Vận động hóa học. B. Vận động cơ học.
C. Vận động sinh học. D. Vận động xã hội.
Câu 11 Lượng được chia thành ?
A. cơ bản và không cơ bản. B. đếm được và không đếm được.
C. khách quan và chủ quan. D. xác định và không xác định.
Câu 12 Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là:
A. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học. B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.
C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội. D. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.
Câu 13 Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển ?
A. Sự thoái hóa của một loài động vật.
B. Nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ thành nước.
C. Sự biến hóa của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.
D. Cây khô héo, mục nát.
Câu 14 Đối tượng nghiên cứu của triết học là ?
A. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
B. Nhiều đối tượng.
C. Những vấn đề cụ thể.
D. Sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
Câu 15 Hình thức vận động nào sau đây là cao nhất và phức tạp nhất ?
A. Vận động cơ học. B. Vận động sinh học.
C. Vận động xã hội. D. Vận động vật lý.
Câu 16 Sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Triết học Mác – Lênin gọi đó là hình thức phủ định nào ?
A. Phủ định sạch trơn. B. Phủ định biện chứng.
C. Phủ định siêu hình. D. Phủ định toàn bộ.
Câu 17 Cái mới theo nghĩa Triết học là:
A. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.
B. Cái ra đời sau so với cái ra đời trước.
C. Cái phức tạp hơn so với cái trước.
D. Cái mới lạ so với cái trước.
Câu 18 Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là:
A. Độ. B. Lượng. C. Chất D. Điểm nút.
Câu 19 T.Hốp-xơ (1588-1679), nhà triết học người Anh cho rằng: Cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy – một chiếc đồng hồ cơ học, tim là lò xo, dây thần kinh là sợi chỉ, khớp xương là bánh xe làm cho cơ thể chuyển động. Vậy phương pháp luận của ông là gì ?
A. Phương pháp luận duy vật. B. Phương pháp luận siêu hình.
C. Phương pháp luận duy tâm. D. Phương pháp luận biện chứng
Câu 20 Điểm giống nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng là ?
A. đều ra đời cái mới.
B. đều là là sự xóa bỏ đi sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
C. đều đi theo con đường phát triển.
D. đều do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.
---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--
ĐÁP ÁN
1 - D; 2 - A; 3 - B; 4 - A; 5 - A; 6 - A; 7 - A; 8 - C; 9 - D; 10 - A
11 - B; 12 - D; 13 - C; 14 - D; 15 - C; 16 - C; 17 - A; 18 - B; 19 - B; 20 - B
21 - C; 22 - D; 23 - C; 24 - C; 25 - C; 26 - B27 - A; 28 - A; 29 - C; 30 - B
31 - D; 32 - B; 33 - B; 34 - A; 35 - D; 36 - D; 37 - C; 38 - D; 39 - D; 40 - B
2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 4
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
Câu 1 Triết học ra đời từ khi nào?
A. Thời cổ đại. C. Cuối thời kỳ cổ đại đầu thời kỳ trung đại.
B. Thời trung đại. D. Thời hiện đại.
Câu 2 Thế giới khách quan bao gồm ?
A. Giới tự nhiên. C. Tư duy con người.
B. Giới xã hội. D. Tự nhiên - Xã hội - Tư duy.
Câu 3 Đối tượng nghiên cứu của triết học là ?
A. Những vấn đề cụ thể.
B. Sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.
C. Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
D. Nhiều đối tượng.
Câu 4 Nguyên tắc cơ bản để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm?
A. Thời gian ra đời.
B. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội.
D. Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 5 Triết học đi sâu vào giải quyết mấy vấn đề cơ bản?
A. 1 vấn đề. B. 2 vấn đề. C. 3 vấn đề. D. 4 vấn đề.
Câu 6 Trong các yếu tố sau, yếu tố nào không thuộc giới tự nhiên ?
A.Quần áo.
B. Xe máy.
C. Tủ lạnh.
D. Cả A,B,C
Câu 7 Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thuộc giới tự nhiên?
A. Quyển sách. C. Ti vi.
B. Cái quạt. D. Khoáng sản.
Câu 8 Tất cả những gì tự có, không phải do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí tạo ra được gọi là?
A. Thiên nhiên.
B. Giới tự nhiên.
C. Sự vật, hiện tượng.
D. Khách thể.
Câu 9 Xã hội là một bộ phận đặ thù của giới tự nhiên vì?
A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.
B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.
C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.
D. Cả A,B,C.
Câu 10 Điểm khác biệt cơ bản giữa con người và động vật là?
A. Lao động. B. Ngôn ngữ. C. Các hoạt động xã hội D. Cả A,B,C.
Câu 11 Câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động, phát triển?
A. Rút dây động rừng. C. Con vua thì lại làm vua.
B. Tre già măng mọc. D. Nước chảy đá mòn.
Câu 12 Câu nói “Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa” nói đến quá trình nào?
A. Phát triển. C. Chỉ có vận động, không có phát triển.
B. Vận động. D. Vận động và phát triển.
Câu 13 Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?
A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.
B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.
C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.
D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.
Câu 14 Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?
A. Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.
B. Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.
C. Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá.
D. Học cách học →biết cách học.
Câu 15 Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?
A. Tự nhiên. C. Tư duy.
B. Xã hội. D. Đời sống.
----Còn tiếp----
ĐÁP ÁN
1 - A; 2 - D; 3 - B; 4 - D; 5 - A; 6 - D; 7 - D; 8 - B; 9 - D; 10 - D
11 - B; 12 - D; 13 - A; 14 - B; 15 - A; 16 - B; 17 - A; 18 - A; 19 - B; 20 - C
21 - B; 22 - B; 23 - A; 24 - A; 25 - A; 26 - B; 27 - A; 28 - A; 29 - C; 30 - A
31 - C; 32 - D; 33 - C; 34 - A; 35 - C; 36 - A; 37 - B; 38 - A; 39 - A; 40 - A
2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 5
TRƯỜNG THPT LÊ TRỌNG TẤN
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
Câu 1: Vì sao nói giới tự nhiên tồn tại khách quan? Cho 1 ví dụ? (2 điểm)
Câu 2: Mâu thuẫn được giải quyết bằng cách nào? Cho 1 ví dụ minh họa (2điểm)
Câu 3: Lượng là gì ? Em hãy nêu một ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đếnsự biến đổi về chất và xác định độ, điểm nút trong ví dụ đó. (3 điểm)
Câu 4: Có quan điểm cho rằng, cái mới ra đời trên cơ sở phủ định sạch trơn cáicũ. Theo em quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)
ĐÁP ÁN
Câu 1: (2 điểm)
Giới tự nhiên tồn tại khách quan vì:
- Giới tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất (0,5đ)
- Giới tự nhiên là tự có, không phải do ý thức con người hoặc một lực lượng thầnbí nào tạo ra.(0,5đ)
- Mọi sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó. (0,5đ)
- Ví dụ: Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập (0,5đ) không phải bằng con đường điều hoà mâu thuẫn. (0,5đ)
- Ví dụ: Giữa 2 giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội CHNL luôn đấu tranh vớinhau làm cho xã hội CHNL tiêu vong hình thành xã hội phong kiến với mâu thuẫnmới giữa địa chủ và nông dân. (1đ)
Câu 3: (3 điểm)
- Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vậtvà hiện tượng (1đ) biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn,nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật vàhiện tượng.(1đ)
- Vídụ: (1đ) Ở nhiệt độ bình thường nước ở thể lỏng, nếu tăng dần nhiệt độ đến 1000C sẽ hóa hơi
Độ : 00C< nhiệt độ<1000C
Điểm nút : 1000C
Câu 4 : (3 điểm)
- Có quan điểm cho rằng, cái mới ra đời trên cơ sở phủ định sạch trơn cái cũ. Theo em quan điểm đó sai (05đ).
Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, cái mớikhông ra đời từ cái hư vô, mà ra đời trong lòng cái cũ, từ cái trước nó (0,5đ).
Vì thế, nó không phủ định sạch trơn mà vẫn tiếp thu những mặt tích cực (0,5đ), chỉ loại bỏ những mặt tiêu cực của sự vật hiện tượng cũ (0,5đ).
Ví dụ: Việt Nam quá độ lên xã hội XHCN nhưng không phủ định sạch trơn xã hộicũ, mà kế thừa những yếu tố tích cực về thành tựu khoa học kỹ thuật của xã hội cũ (0,5đ) và chỉ xóa bỏ những bất công, áp bức bóc lột, quan điểm trọng nam khinh nữ trong xã hội cũ (0,5đ)
2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 10 - Số 6
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN GIÀU
ĐẾ THI GIỮA HK1 GDCD 10
Năm học 2021 - 2022
Môn: GDCD - Lớp 10
1. Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển?
A. Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
B. Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức.
C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu.
2. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất.
B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội.
C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử.
D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của qui luật khách quan.
3. Theo em những yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng xấu đến tự do, hạnh phúc của con người.
A. Bệnh tật, nghèo đói, thất học.
B. Trồng cây, gây rừng và bảo vệ không khai thác tài nguyên bừa bãi.
C. Ô nhiễm môi trường,
D. Nguy cơ khủng bố và phân biệt chủng tộc.
4. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với cái khác là
A. Điểm nút B. Chất C. Lượng D. Độ
5. Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:
A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng
B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng
C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ
D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.
6. Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?
A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
B. Góp gió thành bão.
C. Năng nhặt chặt bị
D. Chị ngã em nâng.
7. Quan niệm nào sau đây là đúng?
A. Ý thức là do lực lượng thần bí sinh ra.
B. Ý thức là cái có trước, cái quyết định vật chất.
C. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người dựa trên cơ sở lao động và ngôn ngữ.
D. Ý thức là do thần thánh ban tặng.
8. Quan niệm nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần.
B. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích lịch sử - xã hội của con người.
C. Những hoạt động cải tạo xã hội.
D. Những hoạt động thực nghiệm khoa học.
9. Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Thế giới quan duy vật
D. Thế giới quan duy tâm
10. Triết học duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa :
A. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình
B. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình
C. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
D. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng
-----Còn tiếp-----
ĐÁP ÁN
1A 2C 3A 4B 5B 6D 7C 8B 9A 10C 11B 12A 13D 14D 15A 16D 17C 18A 19A 20C 21C 22C 23D 24C
7. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 số 7
Trường: THPT Hoàng Hoa Thám
Số câu: 24 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
8. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 số 8
Trường: THPT Nguyễn Công Trứ
Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
9. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 số 9
Trường: THPT Hồ Thị Bi
Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
10. Đề thi giữa HK1 môn GDCD 10 số 10
Trường: THPT Phùng Hưng
Số câu: 30 câu trắc nghiệm
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2021-2022
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Tham khảo thêm