10 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 có đáp án

Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Địa 11 năm 2021-2022 có đáp án do eLib biên soạn và tổng hợp bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 11 có thể ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến nay, dễ dàng đối chiếu đáp án bài làm của mình từ đó lập ra kế hoạch ôn tập phù hợp. Chúc các em đạt kết quả cao!

10 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 Địa lý 11

I. Tóm tắt lý thuyết

-  Phân biệt được thế nào là nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiêp ṃới? Đăc điểm và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học và công nghê ̣hiện đại. Em biết gìvề Cuôc cách mạng 4.0?

-  Nguyên nhân, biểu hiên và hê ̣quả của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.  Kể tên một  số tổ chức liên kết khu vưc kinh t ̣ ế lớn trên thế giới.

-  Đăc điểm của tình hình dân số thế giới. Những ảnh hưởng của bùng nổ dân số và già hóa dân số?

-  Trình bày đươc những nguyên nhân, hậu quả và giải pháp của biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dang sinh học.

-  Biết được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với những nước đang phát triển.

-  Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên của châu Phi không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của châu lục này.

-  Hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Mĩ La Tinh có những thuận lợi và khó khăn nào đối với sự phát triển kinh tế?

-  Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiên thu ận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lê ̣người nghèo ở khu vưc này vẫn cao?

-  Trình bày đươc đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của các nước Mỹ La Tinh.

-  Vì sao Tây Nam Á được coi là “điểm nóng” của thế giới?

*Kĩ năng:

- Xử lí số liệu

- Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ, bảng số liệu

B. Luyện tập

Phần I. Trắc nghiệm

Bài 1

Câu 1/ Các quốc gia trên TG được chia thành hai nhóm: đang phát triển và phát triển dựa trên cơ sở:

A. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.

B. Sự khác nhau về quy mô dân số và thu nhâp ḅ inh quân của mỗi nước.

C. Sự khác nhau về trình độ kinh tế- xã hội

D. Sự khác nhau về tổng thu nhập bình quân đầu người.

Câu 2/ Hàn Quốc, Singapore, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,... được gọi là:

A. Các nước đang phát triển

B. Các nước phát triển

C. Các nước kém phát triển

D. Các nước công nghiệp mới hoặc là các nước đang phát triển.

Câu 3/ Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là:

A. Ra đời hệ thống các ngành công nghệ hiện điện – cơ khí

B. Chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp

C. Xuất hiện và phát triển các ngành công nghệ cao

D. Tự động hóa nền sản xuất công nông nghiệp

Câu 4/ Kinh tế tri thức là loại hình KT dựa trên:

A. Chất xám, KT, công nghệ cao

B. Vốn, KT cao, lao động dồi dào

C. Máy móc hiện đại, lao động rẻ

D. Máy móc nhiều, lao động rẻ

Câu 5/ Nước công nghiệp mới (NICs) là nước:

A. Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đâị hóa, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

B. Đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP.

C. Đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp.

D. Có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu kinh tế cân đối giữa công nghiệp và dịch vụ.

Câu 6/ Sự phân chia thành các nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển chủ yếu dựa vào tiêu chí nào?

A. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên.

B. Đặc điểm tự nhiên - dân cư và xã hội.

C. Đặc điểm dân cư - xã hội.

D. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 7/ Nền kinh tế tri thức ra đời do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp nào?

A. Cách mạng công nghiệp.

B. Cách mạng khoa học và kĩ thuật.

C. Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

D. Cách mạng công nghiệp 4.0.

Câu 8/ Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, có một số trụ cột công nghệ là:

A. Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.

B. Công nghệ khai khoáng, công nghệ chế biến.

C. Công nghệ phần mềm, công nghệ chế biến.

D. Công nghệ vật liệu, công nghệ vi sinh.

Câu 9/ Nền kinh tế dựa trên tri thức, chất xám, kĩ thuật và công nghệ cao gọi là

A. Kinh tế hiện đại.

B. Kinh tế công nghệ.

C. Kinh tế tri thức.

D. Kinh tế công nghiệp.

Câu 10/ Trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn là những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc cách mạng công nghiệp nào?

A. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2.

B. Cách mạng công nghiệp lần thứ 3.

C. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

D. Cách mạng công nghiệp lần thứ 5.

Bài 2

Câu 1/ Toàn cầu hóa :

A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên TG về nhiều mặt.

B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên TG về KT, văn hóa, KH.

C. Tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền KT – XH các nước đang phát triển.

D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên TG về nhiều măt. ̣

Câu 2/ Mặt trái tòan cầu hóa kinh tế thể hiện ở:

A/ Sự phát triển kinh tế diễn ra nhanh chóng tập trung chủ yếu ở các nước phát

triển

B/ Khỏang cách giàu nghèo gia tăng giữa các nhóm nước

C/ Thương mại tòan cầu sụt giảm

D/ Các nước đang phát triển sẽ không được hưởng lợi ích nhiều

Câu 3/ Các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết thành các tổ chức kinh tế khu vực, chủ yếu để:

A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vưc và của các nước trong khu vưc so với thế giới.

B. Làm cho đời sống văn hóa, XH của các nước thêm phong phú.

C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước.

D. Trao đổi hàng hóa giữa các nước nhằm phát triển ngoại thương.

Câu 4/ Toàn cầu hóa kinh tế tạo cơ hội để các nước:

A. Thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế.

B. Chủ động chuyển giao, khai thác các thành tựu KH và công nghệ.

C. Nguy cơ chảy máu chất xám.

D. Tiếp thu những tinh hoa của văn hóa thế giới.

Câu 5/ Năm 1998, Viêt Nam là thành viên chính thức của tổ chức:

A. APEC.

B. ASEAN.

C. WTO.

D. TPP.

Câu 6/ Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?

A. NAFTA, ASEAN.

B. ASEAN, APEC.

C. ASEAN, EU.

D. ASEAN, MERCOSUR.

Câu 7/ Hậu quả lớn nhất của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là

A. Thất nghiệp tăng.

B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

C. Nghèo đói.

D. Mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 8/ Đây không phải là biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:

A. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.

B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

C. Thương mại quốc tế phát triển mạnh.

D. Có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải giải quyết.

-----Còn tiếp-----

2. Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 11

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 1

TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là

A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.

B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.

C. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.

D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.

Câu 2. Đặc điểm của các nước đang phát triển là

A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.

B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 3. Dấu hiệu đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là

A. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa.

B. khoa học được ứng dụng vào sản xuất.

C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

D. quy trình sản xuất được tự động hóa.

Câu 4. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh.

B. Đầu tư nước ngoài tăng chậm.

C. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

D. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

Câu 5. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

A. thành phần chủng tộc.

B. mục tiêu và lợi ích phát triển.

C. lịch sử dựng nước, giữ nước.

D. trình độ văn hóa, giáo dục.

Câu 6. Việt Nam đã tham gia vào tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?

A. Liên minh châu Âu

B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ

C. Thị trường chung Nam Mĩ

D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Câu 7. Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra

A. ở hầu hết các quốc gia.

B. chủ yếu ở các nước phát triển.

C. chủ yếu ở các nước đang phát triển.                                 

D. chủ yếu ở châu Phi.

Câu 8. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây?

A. Thất nghiệp và thiếu việc làm

B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước

C. Gây sức ép tới tài nguyên môi trường.

D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt

Câu 9. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là

A. xuất hiện nhiều động đất

B. nhiệt độ Trái Đất tăng

C. băng ở vùng cực ngày càng dày

D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi

Câu 10. Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.

B. Khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.

C. Tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.

D. Chất thải ra môi trường không qua xử lí.

Câu 11. Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là

A. than và uranium.

B. dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. sắt và dầu mỏ.

D. đồng và kim cương.

Câu 12. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Trung Á?

A. Uzbekistan.

B. Kazakhstan.

C. Iran.

D. Afghanistan.

Câu 13. Tây Nam Á nằm ở vị trí cầu nối giữa ba châu lục nào sau đây?

A. Âu – Á – Phi.

B. Âu – Á – Úc.

C. Á – Âu – Mĩ.

D. Á – Mĩ – Phi.

Câu 14. Dòng sông có ý nghĩa như dòng sữa mẹ, gắn liền với nền văn minh cổ đại ở châu Phi là sông

A. Ô-bi                        B. A-ma-dôn         C. Nile                  D.Von-ga

Câu 15. Những tài nguyên tự nhiên nào của châu Phi đang bị khai thác mạnh?

A. Động vật và rừng

B. Khoáng sản và rừng

C. Nước và khoáng sản

D. Biển và khoáng sản

Câu 16. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là

A. quặng kim loại màu, kim loại quý, vật liệu xây dựng.

B. quặng kim loại đen, nhiên liệu, vật liệu xây dựng.

C. quặng kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu.

D. quặng kim loại màu, kim loại quý, nhiên liệu.

Câu 17. Trong các công nghệ trụ cột, công nghệ nào giúp các nước dễ dàng liên kết với nhau hơn?

A. Năng lượng.                       B. Vật liệu.                              C. Thông tin.                           D. Sinh học.

Câu 18. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả

A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu

B. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế

C. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

D. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước

A3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Câu 19. Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là

A. thảm thực vật bị thiêu đốt.

B. mực nước ngầm hạ thấp.

C. suy giảm hệ sinh vật.

D. băng tan nhanh.

Câu 20. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là

A. khai thác rừng bừa bãi.

B. nạn du canh du cư.

C. lượng chất thải công nghiệp tăng.

D. săn bắt động vật quá mức.

Câu 21. Tại sao áp dụng các biện pháp thủy lợi là giải pháp cấp bách đối với đa số các nước Châu Phi?

A. Thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

B. Nguy cơ xâm nhập mặn vào sâu trong lục địa.

C. Nhiều nơi có nguy cơ ngập do nước biển dâng.

D. Thường xuyên bị mưa bão, ngập lụt trên diện rộng.

Câu 22. Nhiều nước Mĩ La Tinh, dân cư còn nghèo đói, nguyên nhân không phải là do

A. tình hình chính trị không ổn định.

B. phần lớn người dân không có đất canh tác.

C. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.

D. hạn chế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động.

Câu 23. Vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển ngành trồng trọt ở khu vực Trung Á là

A. nguồn lao động.

B. bảo vệ rừng.

C. giải quyết nước tưới.

D. giống cây trồng.

Câu 24. Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Dân số tăng nhanh.

B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.

C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát.

D. Chênh lệch giàu, nghèo sâu sắc.

Câu 25. Cho vào bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu Phi qua các năm (Đơn vị:%)

Năm

2000

2005

2017

An-grê-ri

2,4

5,9

1,3

CH Công-gô

8,2

7,8

-3,1

Nam Phi

3,5

5,3

1,4

 

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước châu phi

A. khá ổn định

B. không ổn định

C. đều cao như nhau

D. không chênh lệch

Câu 26. Cho biểu đồ:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi giai đoạn 2000-2005 (Đơn vị:%)

Dựa vào biểu đồ trên, nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ

B. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già

C. Nhóm nước phát triển có tỉ lệ nhóm tuổi 15 – 64 cao

D. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ

Câu 27. Cho bảng số liệu:

Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước ở Mĩ Latinh qua các năm (Đơn vị:%)

Năm

2005

2010

2013

Grê-na-đa

13,3

-0,5

2,4

Bra-xin

3,2

7,5

2,5

Chi-lê

5,6

5,8

4,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều giảm

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không ổn định

C. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đều cao như nhau

D. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước không chênh lệch

Câu 28. Cho bảng số liệu:

Tuổi thọ trung bình của các châu lục trên thế giới năm 2010 và 2014

Năm

2010

2014

Châu Phi

55

59

Châu Mỹ

75

76

Châu Á

70

71

Châu Âu

76

78

Châu Đại Dương

76

77

Thế giới

69

71

 

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động.

B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới.

C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu.

D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình như nhau.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC NƯỚC MĨ LA TINH,

GIAI ĐOẠN 1985-2010 (Đơn vị: %)

Năm

1985

1990

1995

2000

2004

2010

Tốc độ tăng trưởng GDP

2,3

0,5

0,4

2,9

6,0

5,9

 

a) Vẽ biểu đồ cột thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985- 2010.

b) Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh, giai đoạn 1985-2010.

Câu 2. Đồng Nai là một địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, thu hút đông dân nhập cư, để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ở địa phương, theo em, cần chú ý những vấn đề gì?

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

D

C

B

B

B

D

C

B

B

A

B

C

C

A

CÂU

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

C

B

D

C

C

D

A

C

C

B

B

D

B

B

II. TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

1

a) Vẽ biểu đồ:

- Học sinh vẽ đúng biểu đồ cột, đúng tỉ lệ khoảng cách năm, đúng tỉ lệ %, điền đầy đủ thông tin (đơn vị, tên biểu đồ…) 

- Vẽ sai hoặc thiếu một trong những yêu cầu trên trừ  - 0,25đ

b)Nhận xét:

     Tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La tinh giai đoạn 1985 – 2010 khá cao nhưng thiếu ổn định (d/c).

(Nếu HS không nêu dẫn chứng trừ  - 0,25 điểm

2

Cần chú ý những vấn đề sau:

- Hs trình bày được việc phát triển mạnh về CN, tập trung đông dân sẽ dẫn đến những vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường không khí; ô nhiễm môi trường nước…

- HS đưa ra được một số giải pháp để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường địa phương như: cắt giảm lượng khí thải; trồng nhiều cây xanh; xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường;…

 

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 2

TRƯỜNG THPT NGÔ LỄ TÂN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Kinh tế tri thức là loại hình kinh tế dựa trên:

a. Chất xám, kĩ thuật, công nghệ cao              b. Vốn, kĩ thuật cao, lao động dồi dào

c. Máy móc hiện đại, mặt bằng rộng lớn                     d.Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao

Câu 2: Nối các ý ở cột bên trái với cột bên phải cho đúng với quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới

A. Biểu hiện

 

 

 

 

 

 

 

B. Hệ quả

a. Thương mại TG phát triển mạnh

b.Thúc đẩy SX phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu

c. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh

d. Khai thác triệt để KH công nghệ

e. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

f. Tăng cường sự hợp tác quốc tế

g. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

h. Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

Câu 3: Trái đất nóng lên là do:

a. Mưa axit ở nhiều nơi trên TG                                 b. Tầng ôzon bị thủng

c. Lượng CO2 tăng nhiều trong khí quyển                 d. Băng tan ở hai cực

Câu 4: ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu Phi kém phát triển

a. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển                     b. Xung đột sắc tộc

c. Khả năng quản lý kém                                            d. Từng bị thực dân thống trị

Câu 5: Tỷ lệ dân thành thị của Mĩ La Tinh cao vì  có nền kinh tế phát triển:

a. Đúng                                                                       b. Sai

Câu 6: Tình hình xã hội của khu vực Trung và Tây Nam Á không ổn định chủ yếu do:

a. Xung đột giữa người Ixraen và Pa le xtin                b. Tranh giành TN và thế lực bên ngoài can thiệp

c. Thiều nguồn nước -> tranh chấp nguồn nước         d. Chiến tranh và đói nghèo ngày càng phổ biến

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Khu vực nào sau đây có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới?

A. Trung Á                  B.Tây Nam Á  C. Châu Phi                 D. Mỹ Latinh

Câu 2: Dân cư khu vực Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?

A. Đạo Phật                B. Ki Tô giáo  C. Thiên Chúa Giáo    D. Hồi giáo

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với châu Phi ?

A. Tuổi thọ trung bình của dân số thấp nhất thế giới.

B. Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới.

C. Phần lớn các nước châu Phi là các nước có nền kinh tế phát triển.

D. Chiếm 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới.

Câu 4: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là

A. quặng sắt                B. than đá                    C. dầu khí                   D. quặng nhôm

Câu 5: Nước nào có diện tích lớn nhất Mỹ Latinh

A. Braxin                   B. Áchentina               C.Mêhicô                    D. Paragoay

Câu 6: Hoang mạc Xahara thuộc khu vực

A. châu Phi                 B. Mỹ Latinh              C. Tây Nam Á             D. Trung Á                 

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 31–12

    A. 6 giờ ngày 31-12.     B. 7 giờ ngày 31-12.          C. 7 giờ ngày 01-01.           D. 8 giờ ngày 01-01.

Câu 2: Tổng lượng nhiệt bức xạ Mặt Trời đến Trái Đất được bề mặt Trái Đất hấp thụ bao nhiêu %?

    A. 19 %.                              B. 47 %.                                 C. 4 %.                              D. 30 %.

Câu 3: Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch là

    A. áp cao cực về áp thấp xích đạo.                                     B. áp cao cực về áp thấp ôn đới.                         

    C. áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.                         D. áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với gió fơn?

    A. Gió fơn ở Việt Nam gọi là gió Lào.                              B. Là loại gió biến tính khi qua núi.

    C. Tính chất khô và rất nóng.                                             D. Tính chất ẩm và mang nhiều mưa.

Câu 5: Phát biểu đúng nhất về khái niệm vận động theo phương nằm ngang là

    A. vận động  làm cho các lớp đá bị uốn lại thành nếp.

    B. những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất.

    C. làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách giãn ở khu vực kia.

    D. vận động làm cho đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 5

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Nêu những biểu hiện của toàn cầu hóa và hệ quả của toàn cầu hóa?

Câu 2: Cho biết nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí và suy giảm đa dạng sinh vật?

Câu 3: Em hãy đề xuất giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và nêu những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày của bản thân em và các bạn có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu?

Câu 4: Trình bày một số vấn đề cần giải quyết của khu vực Trung Á và Tây Nam Á?

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 11 - Số 6

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Người ta quy định đường chuyển ngày quốc tế ở đâu?

    A. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.

    B. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

    C. Kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ 12 ở Thái Bình Dương.

    D. Kinh tuyến 160° qua giữa múi giờ 12 ở Đại Tây Dương.

Câu 2: Hướng hoạt động của gió Tây ôn đới là

    A. tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

    B. đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

    C. tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam.

    D. đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

Câu 3: Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

    A. 149,6 triệu km.               B. 164,9 triệu km.                  C. 194,6 triệu km.                D. 146,9 triệu km.

Câu 4: Nhận xét đúng về sự hoạt động của gió đất là

    A. gió đất hình thành ở vùng ven biển, hoạt động vào ban ngày.

    B. gió đất hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao biển vào áp thấp đất liền.

    C. gió đất  hình thành ở vùng ven biển, gió thổi từ áp cao đất liền ra áp thấp biển.

    D. gió đất hoạt động vào ban ngày, gió thổi từ đất liền ra biển.

Câu 5: Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng dẫn đến kết quả gì?

    A. Tạo ra hẻm vực và thung lũng.                                    B. Hiện tượng uốn nếp và đứt gãy.

    C. Nếp uốn và miền núi uốn nếp.                                     D. Hiện tượng biển tiến và biển thoái.                

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn môn Địa lý 11 - Số 7

Trường: THPT Duy Tân

Số câu: 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 - Số 8

Trường: THPT Tây Hồ

Số câu: 12 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 - Số 9

Trường: THPT Lương Văn Chánh

Số câu: 6 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 11 - Số 10

Trường: THPT Lê Trung Kiên

Số câu: 20 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:28/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM