10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 có đáp án

Đề kiểm tra 15 phút HK1 môn Sinh 9 năm 2019 có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 15 phút Học kì 1 môn Sinh lớp 9 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 1

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN VĨNH BẢO

ĐẾ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1  

Năm học 2019 - 2020

Môn: Sinh học - Lớp 9

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 ?

A. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.

B. Số giao tử đực bằng số giao tử cái

C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.

D. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái.

Câu 2. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

A. Kì sau                    B. Kì giữa                    C.  Kì đầu               D. Kì cuối.

Câu 3. Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

A. Kì sau                 B. Kì giữa.                     C.  Kì đầu                   D. Kì cuối.

Câu 4. Tính đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định?

A. Vai trò của prôtêin                                                         

B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin

C.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.     

D.Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loại axit amin

Câu 5. Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X  với trứng 22A + Y  để tạo hợp tử 44A + XY

Câu 6. Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. n (kép).              B. 2n(đơn) .           C. 2n (kép).             D. n (đơn).

Câu 7. Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa

A. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.                    B. nguyên phân và giảm phân.

C. giảm phân và thụ tinh.                                           D. nguyên phân và thụ tinh.

Câu 8. Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò  chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

A. Cấu trúc bậc 1             B. Cấu trúc bậc 2

C. Cấu trúc bậc 3             D. Cấu trúc bậc 4

Câu 9. Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:

– X – U – U – X – G – A – G – X –

Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

A. – X – A – X – A – G – X – T – G                          B.  – G – A – A – G – X – T – X – G –

C. – G – A – A – G – X – U – X – G –                      D.  – X – T – T – X – G – A – G – X –

Câu 10. Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

A. Nguyên phân.                   B. Giảm phân.                  

C.  Thụ tinh.                           D. Phát sinh giao tử.

Câu 11. Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì giữa của giảm phân 1.

D. Kì đầu của giảm phân 1.

Câu 12. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN →Pr → tính trạng là:

A. trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN.

B. sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân.

C. khi Ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng.

D. cả A, B và C.

Câu 13. Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Câu 14. Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?

A. 16 NST.                          B.  4 NST.                      C.  2 NST.                        D.  8 NST

Câu 15. Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là:

A. thụ tinh                             B. nguyên phân

C. giảm phân                       D. nguyên phân và giảm phân     

Câu 16. Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng

A. Hình que                         B. Nhiều hình dạng

C. Hình hạt                          D. Hình chữ V

Câu 17. Diễn biến cûa nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A. nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 18. Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là:

A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 19. Giả sử có 1 noãn bào bậc 1chứa 3 cặp gen AaBbCc giảm phân cho ra mấy trứng?

A. 1 tế bào trứng        B.  2 tế bào trứng         C.  4 tế bào trứng            D.  tế bào trứng

Câu 20. Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự

A.  sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.

B.  phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.

C.  phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.

D.  phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.

2. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 2

TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 SINH 9

NĂM: 2019-2020

Câu 1: Di truyền học là gì? Biến dị là gì? Biến dị và di truyền có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 2:

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất

1. Di truyền học nghiên cứu

A. quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

B. cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền và biến dị.

C. cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.

D. quy luật và bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị.

2. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong Di truyền học là gì?

A. Tính trạng (đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể).

B. Cặp tính trạng tương phản (hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một tính trạng).

C. Dòng thuần chủng (giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước).

D. Cả A, B và C.

3. Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì

A. dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng.

B. thực hiện phép lai có hiệu quả cao.

C. dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng.

D. cả B và C.

4. Trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen, điểm độc đáo nhất là gì?

A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.

B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.

C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai.

D. Dùng toán xác suất thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.

5. Thế nào là kiểu gen?

A. Kiếu gen là tổng hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật.

B. Kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm.

C. Kiểu gen bao gồm toàn bộ gen trội được biểu hiện ra kiểu hình.

D. Cả A và B.

---Để xem tiếp nội dung đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 3

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 SINH HỌC 9

NĂM HỌC: 2019-2020

Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất

1. Trong bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A. 1 nhiễm sắc thể                                        B. 2 nhiễm sắc thể  

C. 3 nhiễm sắc thể                                        D. 4 nhiễm sắc thể  

2. Sự thay đổi 1 hoặc số cặp nucleotit của cấu trúc gen gọi là

A. thường biến                        B. đột biến gen

C. đột biến cấu trúc NST        D. đột biến số lượng NST

3. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là

A. đa bội thể            B. tam bội                   C. dị bội                               D. tứ bội

4. Biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh do tác động trực tiếp của môi trường được gọi là

A. thường biến      B. đột biến gen

C. biến dị tổ hợp    D. đột biến NST

5. Đột biến là những biến đổi xãy ra ở

A. nhiễm sắc thể và ADN                             B. phân tử ADN và tế bào chất

C. phân tử ARN vận chuyển                        D. phân tử ARN thông tin

Câu 2:

a. Biến dị là gì? Có mấy loại biến dị?

b. Đột biến gen là gì? Cho ví dụ về các dạng đột biến gen

c. Vì sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng đột biến gen nhân tạo lại có ý nghĩa trong trồng trọt và chăn nuôi?

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 4

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ MINH KHAI

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 SINH 9

NĂM HỌC: 2019-2020

Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Những loài chim nào sau đây kiếm ăn vào ban đêm?

A. Chích chòe, chào mào, khướu, bìm bịp

B. Chim sẻ, vành khuyên, chim sâu, cú mèo

C. Vạc, diệc, sếu, cú mèo

D. Gà, vịt, ngan, chào mào

2.  Giao phối gần là?   

A. Giao phối giữa những con vật có cùng bố mẹ

B. Giao phối giữa bố mẹ với con cái chúng

C. Giao phối giữa những con vật ở các khu vực gần nhau

D. Câu A và B đều đúng.

3. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đụng của cơ thể đối với:

A. Một nhân tố sinh thái nhất định

B. Nhiều nhân tố sinh thái nhất định

C. Một nhóm nhân tố sinh thái nhất định

D. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 5

TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

ĐẾ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1

Năm học 2018 - 2019

Môn: Sinh học - Lớp 9

Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là gì?

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.

Câu 2. Yếu tố giúp cho phân tử ADN tự nhân đôi đúng mẫu là

A. sự tham gia của các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào.           

B. nguyên tắc bổ sung.                                  

C. sự tham gia xúc tác của các enzim.                                                     

D. cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn

Câu 3. Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:

A. Chất tế bào          B. Lưới nội chất

C. Trên màng nhân   D. Trong nhân tế bào

Câu 4. Khi lắp ráp mạch 2 mô hình phân tử ADN cần theo nguyên tắc:

A. Bán bảo toàn        B. Bảo toàn          C. Bổ sung         D. Bổ sung và bán bảo toàn

Câu 5. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A­o­­­ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cap nuclêôtit tương ứng sẽ là

A. 1,7A­­­­o­                      B. 340A­­­­­­­­o                    C. 17A­­­­­­­­o ­.                       D. 3,4 A­­­­o

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 6

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HK1 SINH 9

NĂM HỌC: 2019-2020

Câu 1: Hãy cho biết thế nào là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Có mấy loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?                                                        

Câu 2: So sánh thường biến và đột biến gen.                   

Câu 3: Sự phát sinh của thể dị bội như thế nào?               

Câu 4: Khi biết ở gà 2n=78. Hãy xác định:

a. Thể khuyết nhiễm

b. Thể một nhiễm kép

c. Thể ba nhiễm

d. Thể bốn nhiễm

e. Thể tam bội

f. Thể cửu bội

g. Thể thập nhị bội

h. Thể ba nhiễm kép

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 15 phút HK1 Sinh 9 số 7

Trường THCS Xuân Ngọc

Đề kiểm tra môn Sinh học 9

Năm học: 2019 – 2020

Thời gian: 15 phút

Số câu: 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận

8. Đề kiểm tra 1 phút HK1 Sinh 9 số 8

Trường THCS Thị trấn Vĩnh Bảo

Đề kiểm tra 15 phút HK1

Năm học 2019 - 2020

Môn: Sinh học - Lớp 9

Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 22 câu trắc nghiệm

9. Đề kiểm tra 1 phút HK1 Sinh 9 số 9

Trường THCS Nguyễn Thị Định

Đề kiểm tra 15 phút HK1

Năm học 2019 - 2020

Môn: Sinh học - Lớp 9

Thời gian: 15 phút (không kể thời gian giao đề)

Số câu: 19 câu trắc nghiệm

10. Đề kiểm tra 1 phút HK1 Sinh 9 số 10

Trường THCS Khánh Hải 

Bài kiểm tra 15 phút – Năm học : 2019 – 2020

Môn: Sinh học 9                                                             

Số câu: 10 câu trắc nghiệm

Thời gian: 15 phút

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM