10 đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 môn Sinh lớp 10 năm 2019 có đáp án

Tài liệu Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2019 có đáp án do eLib sưu tầm và tổng hợp theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 môn Sinh lớp 10 năm 2019 có đáp án

1. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 1

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 - NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: SINH HỌC 10

Thời gian làm bài : 45 phút

PHẦN TRĂC NGHIỆM:

Câu 1: Các nguyên tố vi lượng gồm:

A. Co, B, Cr, Se, P, K, S, Ca. Mn.                             B. Co, B, Cr, Se, P, K, S, Ca, Mg.

C. Co, B, Cr, Se, F, Mo, Mn, Fe. Cu.                         D. Co, B, Cr, Se, P, K, S, Ca. Fe.          

Câu 2: Tơ tằm, tơ nhện, tóc, sừng trâu, thịt gà và thịt bò đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về

A. số lượng, trật tự sắp xếp và thành phần của các nuclêôtit.

B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các prôtêin.             

C. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các axit amin.

D.  trật tự sắp xếp, số lượng và thành phần của các bazơ nitơ.

Câu 3: Cấu tạo của một nuclêôtit ở ARN bao gồm

A. nhóm phôtphat, đường ribôzơ, bazơ nitơ (A, U, G, X).

B. nhóm phôtphat, đường ribôzơ, axít amin (A, U, G, X).

C. nhóm phôtphat, đường pentôzơ, bazơ nitơ (A, T, G, X).

D. nhóm phôtphat, đường glucôzơ, bazơ nitơ (A, T, G, X).

Câu 4: Sinh vật nhân thực gồm những giới nào?

A. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

B. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

C. Giới khởi sinh, giới nấm, giới động vật, giới thực vật.

D. Giới thực vật, giới nấm, giới khởi sinh, giới nguyên sinh.

Câu 5: Những chất hữu cơ nào có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân?

A. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, xenlulôzơ.                   

B. Cacbohiđrat, lipit, axít nuclêic, glicôgen.

C. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axít nuclêic.

D. Cacbohiđrat, prôtêin, axít nuclêic.

Câu 6: Giới nguyên sinh gồm những sinh vật nào?

A. Động vật nguyên sinh, địa y, nấm nhầy.

B. Động vật nguyên sinh, nấm sợi, nấm nhầy.

C. Động vật nguyên sinh, tảo, nấm nhầy.

D. Động vật nguyên sinh, tảo, địa y.

Câu 7: Liên kết nối giữa các nuclêôtit trên một chuỗi pôlinuclêôtit là

A. liên kết hiđrô.                                                        B. liên kết hoá trị                           

C. liên kết peptit.                                                       D. liên kết ion.

Câu 8: Tập hợp nào thuộc giới nấm?

A. Nấm men, nấm sợi, nấm nhầy.                             B. Nấm men, nấm nhầy, địa y.    

C. Nấm nhầy, nấm sợi, nấm mũ.                               D. Nấm men, nấm sợi, nấm đảm.

Câu 9: Các loài sinh vật mặt dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì

A. chúng thích nghi với môi trường.

B. chúng đều có chung một tổ tiên.                              

C. chúng sống trong môi trường giống nhau.

D. chúng đều được cấu tạo từ tế bào.                           

Câu 10: Loại đường nào có đơn vị cấu trúc là glucôzơ?

A. Saccarôzơ.                                                            B. Xenlulôzơ.    

C. Lactôzơ.                                                                D. Mantôzơ.          

Câu 11: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là

   (1) sinh quyển.       (2) cơ thể.                 (3) quần xã.                     (4) cơ quan.         

   (5) tế bào.              (6) quần thể.              (7) hệ cơ quan.               (8) bào quan.        

A. 4.                                      B. 2.

C. 3.                                       D. 5.              

Câu 12: Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị từ nhỏ đến lớn là

   (1) bộ.                   (2) lớp.               (3) họ.                (4) loài.

   (5) ngành.              (6) chi.               (7) giới.

          Phương án đúng là:                                                    

A. (5), (3), (7), (1), (2), (6) và (4).

B. (7), (2), (1), (5), (3), (6) và (4).

C. (4), (6), (3), (1), (2), (5) và (7).

D. (5), (7), (2), (1), (3), (6) và (4).                                   

Câu 13: Hậu quả gì có thể xảy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh?

A. Nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào.

B. Nước ngoài tế bào sẽ đi vào làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào.

C. Nước trong tế bào sẽ đi ra làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ phá vỡ tế bào.

D. Nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và các tinh thể nước đá sẽ kết chặt tế bào.

Câu 14: Nước trong tế bào tồn tại ở dạng?

A. Nước tự do và nước liên kết.

B. Nước tự do và nước mền.

C. Nước mềm và nước cứng.

D. Nước cứng và nước liên kết.

Câu 15: Đặc điểm cấu tạo của phân tử ARN là

A. hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng nhỏ, đa phân, tự nhân đôi.

B. hai mạch xoắn kép, kích thước khối lượng lớn, tự nhân đôi, đa phân.

C. một mạch vòng, đa phân, kích thước và khối lượng lớn, tự nhân đôi.

D. một mạch thẳng, đa phân, kích thước và khối lượng lớn, không tự nhân đôi.

Câu 16: Có bao nhiêu đường đơn trong các loại đường sau đây?

   (1) Fructôzơ.                            (2) Saccarôzơ.                       (3) Pentôzơ.        

  (4) Galactôzơ.                           (5) Glucôzơ.                          (6) Lactôzơ.

A.   4.                       B.   3.                      C.   5.                          D.   2.          

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Một phân tử ADN có chiều dài là 3230 (A0) và có ađênin chiếm 18% tổng số nuclêôtit.

a/. Hãy tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN.

b/. Tính số liên kết hiđrô của phân tử ADN.

                 ( Biết L = N/2 x 3.4 (A0),  N = 2A + 2G và H =2A + 3G)

Câu 2: Trình bày cấu tạo và chức năng của prôtêin.

Câu 3: So sánh ADN với ARN về cấu trúc.

Câu 4: Quá trình nhân đôi ADN có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

ĐÁP ÁN

PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1C       2C       3A       4A       5D       6C       7B       8D       9B       10B       11A       12C       13A       14A       15D       16B

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

     a. Số Nu tùng loại là A = T = 342 Nu, G = X = 608 Nu                 

     b. Số liên kết hiđrô là: H = 2A+ 3G = 2.342 + 3.608 = 2508  

Câu 2:

* Cấu trúc của prôtêin:

- Cấu trúc bậc 1: Chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại aa trong chuỗi pôlipeptit.

- Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tao nên cấu trúc bậc 2.

- Cấu trúc bậc 3 và 4: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp khúc lại tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng gọi là cấu trúc bậc 3. khi một prôtein được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit lại liên kết với nhau theo một cách nào đó tao nên cấu trúc bậc 4.

* Chức năng của prôtêin:

- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể.

- Dự trữ các aa.

- Vận chuyển các chất.

- Bảo vệ cơ thể.

- Thu nhận thông tin.

- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh.

Câu 3:

Giống nhau:  

- Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 1 (Nu). 1(Nu) gồm 3 thành phần đó là đường, nhóm phôtphat và bazơ nitơ.

- Đều có 4 loại (Nu).

- Liên kết các (Nu) trong mạch đơn là liên kết cộng hóa tri.

Khác nhau:

- ADN đường là pentôzơ (C5H10O4), bazơ nitơ có A, T, G, X, gồm 2 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, T, G, X…

- Phân tử ADN dài có thể đến hàng chục, hàng trăm, hàng triệu micrômet.

- Còn ARN đường ribôzơ (C5H10O5), ba zơ ni tơ có A, U, G, X, gồm có 1 mạch và có 4 loại (Nu) đó là: A, U, G, X.

- Phân tử ARN ngắn hơn.

Câu 4:

Quá trình nhân đôi ADN có ý nghĩa truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác để duy trì nồi giống. (0.5 đ)

Có thể tóm tắt như sau: ADN → ARN → prôtêin qua quá trình phiên mã và dịch mã. (0.5 đ)

2. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 2

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT QUANG HÀ

KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 81: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là

A. vận chuyển thụ động.                                           B. vận chuyển chủ động.

C. xuất nhập bào.                                                       D. khuếch tán trực tiếp.

Câu 82: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?

A. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức.

B. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu.

C. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu.

D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể.

Câu 83: Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là:

A. cộng hoá trị.                  B. hyđrô.                          C. ion.                              D. Vande – van.

Câu 84: Bậc cấu trúc của phân tử prôtêin không chứa liên kết hidrô

A. bậc 3                                 B. bậc 2                     C. bậc 1                     D. bậc 4

Câu 85: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch

A. saccrôzơ ưu trương.                                             B. saccrôzơ nhược trương.

C. urê ưu trương.                                                       D. urê nhược trương.

Câu 86: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Prôtêin có chắc năng di truyền

(2) nguyên tố canxi chiếm số lượng ít trong cơ thể người là nguyên tố vi lượng

(3) Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

(4) Cholesteron ở màng sinh chất làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn.

(5) Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo

(6) Vật chất di truyền của vi khuẩn là ARN 2 mạch, vòng, trần.

(7) Phôtpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ.

(8) Colagen là một loại prôtêin có chức năng điều hoà.

A. 5                                      B. 3                                   C. 2                                  D. 4

Câu 87: Một ADN chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%. Chiều dài của ADN trên là:

A. 4590 A0.                         B. 1147,5 A0                   C. 2295 A0.                     D. 9180 A0.

Câu 88: Nhận định nào là đúng trong các nhận định sau?

A. Xenlulozo được tổng hợp ở ribôxôm.

B. Lipit gắn với cacbohydrat ở lưới nội chất hạt.

C. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.

D. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở bộ máy Gongi.

Câu 89: Nhận định nào là sai trong các nhận định sau?

A. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C5’.

B. Trong ba loại ARN, thì rARN là đa dạng nhất.

C. Trong một nucleotit, gốc photphat được gắn vào vị trí C5 của đường pentoz.

D. Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 4 liên kết hidrô với các phân tử nước khác.

Câu 90: Phát biểu nào sau đây sai với giới nấm?

A. Cấu tạo tế bào có chứa nhân chuẩn.                  B. Sống dị dưỡng theo lối hoại sinh.

C. Là những sinh vật đa bào.                                   D. Địa y không thuộc giới nấm.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi giữa HK1 số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 3

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

KIỂM TRA 1 TIẾT HK1 NĂM HỌC 2019 - 2020

ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 81: Nhận định nào là sai trong các nhận định sau?

A. Trong ba loại ARN, thì mARN là đa dạng nhất.

B. Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 4 liên kết hidrô với các phân tử nước khác.

C. Trong một nucleotit, gốc photphat được gắn vào vị trí C5 của đường pentoz.

D. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3.

Câu 82: Nhận định nào là sai trong các nhận định sau?

A. Phân tử ATP là hợp chất dự trữ năng lượng duy nhất mà vi khuẩn có thể sử dụng trực tiếp.

B. Tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật.

C. Testosterol là một dạng lipit và được vận chuyển qua màng trực tiếp.

D. Nước điều hòa nhiệt độ bằng cách giải phóng nhiệt để hình thành các liên kết hidro và hấp thụ nhiệt khi phá vỡ liên kết hidro giữa chúng.

Câu 83: Ở đậu Hà Lan, A: thân cao trội hoàn toàn so với a: thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân thấp, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2  gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:

A. 2/3.                                  B. 1/2.                              C. 1/4.                              D. 3/4.

Câu 84: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?

A. tế bào cơ.                      B. tế bào gan.                 C. tế bào hồng cầu.      D. tế bào biểu bì.

Câu 85: Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?

1. Có 4 loại ADN là A, T, G, X.

2. Có 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN.

4. Trong các loại ARN, chỉ có loại mARN là kém bền nhất.

3. Trong các loại ARN, chỉ có t ARN có cấu trúc mạch đơn.

4. Trong các loại ARN, chỉ có mARN trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp protein.

A. 3                                      B. 4                                   C. 2                                  D. 1

Câu 86: Điều gì sẽ xảy ra nếu một tế bào bị mất lizôxôm?

A. Tế bào sẽ tích tụ nhiều chất thải không được phân hủy.

B. Tế bào chết vì thiếu enzim xúc tác các phản ứng chuyển hóa.

C. Tế bào không có khả năng tự sinh sản.

D. Tế bào chết vì các cơ chế tổng hợp ATP trục trặc.

Câu 87: Mẫu ADN của một người bệnh nhân như sau: A = 28%, G = 28%, T = 28%.

Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?

A. Đây là phân tử ADN của sinh vật nhân sơ gây bệnh cho người

B. Phân tử ADN của người bệnh đã bị đột biến A → T và G → X

C. Phân tử ADN của người bệnh này đang nhân đôi

D. Đây không phải là ADN của tế bào người bệnh

Câu 88: Chất nào dưới đây không phải lipit?

A. Côlestêron                    B. Kitin                            

C. Sáp.                              D. Hoocmon ostrôgen.

Câu 89: Nhận định nào là đúng trong các nhận định sau?

A. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.

B. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt.

C. Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi.

D. Xenlulozo được tổng hợp ở lưới nội chất hạt.

Câu 90: Điểm khác biệt giữa cấu tạo của ADN với cấu tạo của tARN là:

1. ADN có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu trúc một mạch.

2. ADN có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không có.

3. đơn phân của ADN có đường và thành phần bazơ nitơ khác với đơn phân của tARN

4. ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN.

5. Bazơ nitric: ADN có T còn ARN có U. Số phương án đúng là:

A. 2                             B. 3                             C. 4                             D. 5

---Để xem tiếp nội dung phần còn lại của Đề thi giữa HK1 số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 4

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2019 - 2020

Môn: Sinh học   Lớp: 10

Thời gian: 45 phút, không kể thời gian chép đề

Chọn đáp án đúng nhất.

Câu 1. Đường kính của 1 chu kỳ xoắn của ADN bằng:

A. 2 nanômet.           B. 3,4 nanômet.            C. 2 ăngstron.             D. 3,4  ăngstron.

Câu 2. Bào quan có chức năng cung cấp  năng lượng cho hoạt động tế bào là

A. Không bào           B. Trung thể                 C. Nhân con              D. Ti thể                        

Câu 3. Trong giới Động vật, ngành động vật có mức độ tiến hoá cao nhất là:

A. Giun dẹp.               B. Thân mềm.              C. Chân khớp.          D. Có xương sống.

Câu 4. Nước có đặc tính nào sau đây?

A. Tính phân cực.

B. Có khả năng dẫn nhiệt và toả nhiệt.

C. Có nhiệt bay hơi cao.

D. Cả 3 đặc tính trên.

Câu 5. Nguyên tố đại lượng là nguyên tố có tỉ lệ bao nhiêu trong khối lượng chất sống của cơ thể

A. Lớn hơn 0,001%.        B. Lớn hơn 0,01%.

C. Nhỏ hơn 0,01%.          D. Nhỏ hơn 0,001%. 

-----Còn tiếp-----

5. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 1

MÔN SINH HỌC 10

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị phân loại cao nhất trong sinh giới là:

A. Ngành                          B. Bộ                             C. Giới                          D. Lớp

Câu 2: Khi ghép các mô, cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải cơ quan lạ đó là do cấu trúc nào sau đây của màng?

A. Colesterôn.                  B. Lipôprôtêin              C. Phospholipit.           D. Glicôprôtêin

Câu 3: Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp nếp lại là cấu trúc prôtêin bậc:

A. 3                                    B. 1                                C. 2                                D. 4

Câu 4: Chức năng chủ yếu của ti thể là:

A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

B. Cung cấp năng lượng cho tế bào ở dạng ATP

C. Lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

D. Phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương.

Câu 5: Hoàn thành cấu trúc đoạn ADN sau:

mạch 1: - X - A – T – G – G – X- X- T – T –A –T-   

mạch 2:

A. – G – T – A – X –X – G – G – A – A – T – A

B. – G – T – A – G –X – G – G – T – A – T – A

C. – X – T – T – X –X – G – G – A – A – T – A

D. – G – T – T– X –X – G – G – A – T – T – A

-----Còn tiếp-----

6. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 6

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT LÊ THÀNH PHƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1

MÔN SINH HỌC LỚP10

NĂM: 2019-2020

(Thời gian 45 phút)

I/ Phần trắc nghiệm:

Câu 1. Năng lượng được tích lũy trong tế bào những dạng nào?

A/ Dạng nhiệt năng

B/ Dạng điện năng

C/ Dạng quang năng

D/ Dạng hóa năng ATP

Câu 2. Chuyển hóa vật chất trong tế bào là:

A/ biến chất này thành chất khác

B/ quá trình tổng hợp hay phân giải các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng

C/ Chuyển cơ năng thành điện năng

D/ chuyển quang năng thành hóa năng

Câu 3. En zim được hiểu là:

A/ chất xúc tác cho phản ứng hóa học

B/ là cơ chất tham gia phản ứng sinh học để tạo ra sản phẩm

C/ là chất xúc tác cho phản ứng hóa sinh, diễn ra trong điều kiện bình thường cơ thể sinh vật chấp nhận được

D/ chất xúc tác mạnh

Câu 4. En zim khi tham gia xúc tác có đi vào tạo thành sản phẩm không?

A/ Có

B/ Không tạo bất kỳ sản phẩm trung gian nào

C/ Có tham gia và không tái tạo được

D/ Chỉ làm nhiệm vụ xúc tác để tạo phức hợp trung gian

Câu 5. Tại sao khi lên men rượu người ta phải đợi cho cơ chất (nguyên liệu chín) nguội đến 35 đến 40 độ C?

A/ Vì en zim chỉ thích ở nhiệt độ ấy

B/ Vì em zin không thể hoạt động ở nhiệt độ dưới 30 độ C

C/ Vì tránh hiện tượng sinh ra sản phẩm lạ

D Vì enzim dễ biến tính, mất hoạt tính khi nhiệt độ cao

-----Còn tiếp-----

7. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 7

Trường THPT Yên Dũng 3

Đề kiểm tra 1 tiết (2019 – 2020)

Môn: Sinh 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 10 câu tự luận

8. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 8

Trường THPT Lê Trung Kiên

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10

Năm: 2019-2020

Thời gian làm bài: 45P

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

9. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 9

Trường THPT Đa Phúc

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

10. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Sinh 10 số 10

Sở GD&ĐT Kom Tum                                   

Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Đề kiểm tra 1 tiết HK1

Năm học: 2018-2019

Môn: Sinh học- Lớp: 10

Thời gian: 45 phút

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM