10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn 10 năm 2020 có đáp án
Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Chúc các em học thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 1
TRƯỜNG THPT NHO QUAN B
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 45 phút
I. ĐỌC – HIỂU (2.0 điểm)
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”.
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nội dung là gì?
Câu 2. Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ?
II. LÀM VĂN (8.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh (chị) về câu nói sau đây của Hồ Chí Minh: "Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt".
---- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Đoạn thơ viết theo thể thơ năm chữ.
- Ca ngợi đất nước dù phải trải qua gian lao vất vả vẫn tươi đẹp, tráng lệ, trường tồn vẫn vươn lên phí trước.
Câu 2:
- Ẩn dụ nhân hoá: “Đất nước bốn nghìn năm; Vất vả và gian lao”.
- So sánh: “Đất nước như vì sao”.
II. LÀM VĂN
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kiểu bài nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lí.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu cụ thể:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận: Trong cách học, tự học là cốt yếu nhất.
- Giải thích:
+ Tự học: người học chủ động, tích cực, quyết đoán trong tiếp cận, tìm tòi, nghiên cứu tri thức.
+ Nội dung câu nói: Trong cách học, người học phải lấy việc chủ động, tích cực,... tiếp cận, tìm tòi, nghiên cứu là cốt yếu.
- Bàn luận:
+ Phân tích những biểu hiện đúng đắn của vấn đề:
- Chủ động, tích cực, quyết đoán sẽ giúp người học nắm vững tri thức hơn là cách học thụ động (phụ thuộc hoàn toàn vào thầy).
- Nếu chỉ học thụ động thì người học khó linh hoạt trong việc vận dụng, sắp xếp thời gian để học.
- Tự học sẽ giúp người học có nhiều cơ hội sáng tạo. Tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng.
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề:
- Vẫn có nhiều người hoàn toàn phụ thuộc vào việc truyền giảng của thầy trong học tập, không chủ động, tích cực, quyết đoán trong lĩnh hội tri thức.
- Vì quá tự tin trong tự học, nhiều người bỏ qua những chỉ dẫn của người khác nên việc lĩnh hội tri thức trở nên lệch lạc (sai hoặc phản khoa học,...).
+ Bài học:
- Từ việc phân tích những biểu hiện đúng đắn và bác bỏ những sai lệch có liên quan đến vấn đề nêu phương hướng và biện pháp phấn đấu.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề, bài học nhận thức và hành động: Câu nói là đúc kết từ những trải nghiệm của Hồ Chí Minh trong cuộc đời với thành công trong sự nghiệp lớn lao của Người, mỗi HS ngày nay cần ý thức sâu sắc và thực hiện tinh thần tự học.
- Khái quát lại vấn đề nghị luận.
2. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH CUNG
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (2.0 điểm)
a. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản.
b. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của câu tục ngữ sau: Có chí thì nên.
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay.
Câu 3. (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương:
...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
(Sách giáo khoa 9, tập 2)
---- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2
Câu 1:
a. Khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn đề cập đến một chủ đề nhất định. Đặc điểm:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
b. Văn bản trên giao tiếp với người đọc về một kinh nghiệm sống. Mục đích khuyên con người cần phải có tính kiên trì, có ý chí khi muốn thực hiện một việc gì đó.
Câu 2:
- Yêu cầu kĩ năng: Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội, sử dụng đúng thao tác nghị luận, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả...
- Về nội dung: Học sinh đảm bảo các luận điểm sau:
+ Soạn bài và chuẩn bị bài là việc làm cần thiết đối với mỗi học sinh trước khi đến lớp.
+ Một số học sinh chuẩn bị bài và soạn bài ở nhà theo kiểu đối phó với giao viên.
+ Để có kết quả học tốt, mỗi học sinh phải tự ý thức trong việc chuẩn bị và soạn bài ở nhà.
Câu 3:
- Yêu cầu kĩ năng: Học sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận (phân tích) tác phẩm văn học, vận dụng đúng thao tác lập luận phù hợp, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả, trình bày bố cục rõ ràng...
- Yêu cầu nội dung: Hs có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ "Viếng lăng Bác", vị trí của đoạn thơ.
+ Thân bài: Phân tích nội dung đoạn thơ.
- Sử dụng biện pháp ẩn dụ "mặt trời" nhằm nhấn mạnh hình ảnh Bác lớn lao, kì vĩ.
- Tình cảm yêu thương và kính trọng của nhân dân dành cho Bác "kết tràng hoa dâng...
- Hình ảnh Bác hiện lên thanh thản, bình yên, đẹp đẽ "nằm...ngủ bình yên, vầng trăng sáng dịu hiền...".
- Nỗi nhớ và sự tiếc thương của mọi người trước sự ra đi của Bác "nhói trong tim...".
+ Kết bài: Đánh giá, khái quát nội dung bài thơ.
3. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 3
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
"Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!...(5)".
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. "Ông lão" trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều "nhục nhã" được nói đến là điều gì?
3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 2. (1.0 điểm)
Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.
(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Câu 3. (2.0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.
Câu 4. (5.0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
...Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long...
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - Ngữ văn 9, tập một, trang 140)
---- HẾT ------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng. Tác giả là Kim Lân.
2. "Ông lão" trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai. "Điều nhục nhã" được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.
3. Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3). Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5).
Câu 2:
- Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện pháp tu từ sau:
+ Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
+ Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
+ Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Câu 3:
- Về hình thức:
+ Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
+ Viết đủ số câu theo yêu cầu.
+ Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.
- Về nội dung:
+ Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
+ Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.
+ Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng.
+ Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Câu 4:
- Yêu cầu về kỹ năng:
+ Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
+ Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
- Yêu cầu về kiến thức:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
+ Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Về nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên; Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng; Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa. Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động. Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước. Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.
- Về nghệ thuật: Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ.
4. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 4
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề: Cảm nhận của anh/chị về các bài ca dao sau:
- Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
- Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như hạc đầu đình,
Muốn bay, không cất nổi mình mà bay.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 4, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
5. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 5
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề: Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
6. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1 - số 6
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày".
(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Câu 1. (0.5 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0.5 điểm): Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. (0.5 điểm): Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?
Câu 4. (0.5 điểm): Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
Câu 5. (1.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.
----Còn tiếp----
7. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 7
Trường: THPT QUANG TRUNG
Số câu: 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
8. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 8
Trường: THPT AN MỸ
Số câu: 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
9. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 9
Trường: THPT BẠC LIÊU
Số câu: 3
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
10. Đề kiểm tra 1 tiết Học kì 1- số 10
Trường: THPT GIÁ RAI
Số câu: 2
Thời gian làm bài: 90 phút
Năm học: 2020 - 2021
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---