10 đề kiểm tra 1 tiết HK1 có đáp án năm 2019 môn Hóa học 11
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến bạn đọc tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
Mục lục nội dung
1. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 1
SỞ GD&ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT ĐAK SONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 11
NĂM HỌC 2019- 2020
Đề gồm: 30 câu - Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Cho các kết luận sau:
(a) NH3 có mùi khai.
(b) NH3 tan nhiều trong nước.
(c) dd NH3 làm quỳ hóa xanh.
(d) NH3 có tính bazo yếu.
Số kết luận đúng là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 2: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Vai trò của HNO3 trong phản ứng trên là
A. Chất oxi hóa. B. Chất khử C. axit. D. bazo.
Câu 3: Nhiệt phân muối KNO3, sản phẩm thu được là
A. K2O, NO2, O2. B. K, NO2, O2. C. KNO2, O2. D. K, O2.
Câu 4: Loại phân giúp cây xanh tốt, phát triển nhanh , cho nhiều hạt, củ, quả là
A. phân kali. B. phân đạm. C. phân lân. D. phân vi lượng.
Câu 5: Cho phản ứng: Cu + HNO3( loãng) → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Hệ số các chất của phản ứng lần lượt là
A. 4, 8, 4, 2, 4. B. 2, 4, 2, 1, 2. C. 3, 8, 3, 2, 4. D. 4, 6, 5, 7, 4.
Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải photpho?
A. Sản xuất axit H3PO4.
B. Sản xuất diêm, pháo hoa.
C. Sản xuất đạn cháy, bom trong quân sự.
D. Bảo quản thực phẩm.
Câu 7: Cho các kết luận sau:
(a) P trắng và P đỏ là hai dạng thù hình của photpho.
(b) P trắng phát quang trong bóng tối ở nhiệt độ thường.
(c) Diêm lấy lửa được làm từ photpho trắng.
(d) P hoạt động hóa học mạnh hơn N2.
Số kết luận đúng là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 8: Kim loại phản ứng được với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội là
A. Au. B. Fe. C. Al. D. Zn.
Câu 9: Có ba lọ mất nhãn đựng ba dung dịch không màu: Na3PO4, HCl, HNO3. Thuốc thử nhận biết ba dung dịch trên là
A. Dung dịchAgNO3. B. Qùy tím.
C. Dung dịch BaCl2. D. Dung dịch NaOH.
Câu 10: Cho 12 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí NO2 duy nhất. Khối lượng muối thu được là
A. 43 gam. B. 42 gam. C. 41 gam. D. 44 gam.
Câu 11: Tính chất hóa học của P là
A. Tính axi hóa. B. Tính oxi hóa và khử.
C. tính axit. D. Tính Khử.
Câu 12: Thuốc thử dùng để nhận biết ion photphat (PO43-) là
A. dung dịch BaCl2. B. Qùy tím.
C. Dung dịch phenolphthalein. D. Dung dịch AgNO3.
Câu 13: Khí Nitơ tương đối trơ ở t thường là do
A. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ.
B. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.
C. Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.
D. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
Câu 14: Khi cho 0,1mol H3PO4 tác dụng với 0,1 mol NaOH, ta thu được muối nào sau đây:
A. NaH2PO4. B. Na3PO4.
C. NaH2PO4 và Na3PO4. D. Na2HPO4.
Câu 15: Cho 7,2 gam Mg tác dụng với axit HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất- ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lit. B. 3,36 lit. C. 4,48 lit. D. 6,72 lit.
Câu 16: Số oxi hóa của P trong P2O3 là
A. +2. B. +5. C. -3. D. +3.
Câu 17: Độ dinh dưỡng của phân đạm được tính bằng
A. %C. B. %N. C. %O. D. %N2O.
Câu 18: Cho m gam muối FeSO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NH3 dư (trong điều kiện không có oxi). Sau phản ứng thu được 9 gam kết tủa. Gía trị của m là
A. 16,1 gam. B. 11,6 gam. C. 25,2 gam. D. 15,2 gam.
Câu 19: Nhiệt phân NH4NO3 thu hơi nước và khí
A. N2O. B. N2. C. NO. D. NO2.
Câu 20: Nhiệt phân hoàn toàn 8,5 gam NaNO3. Sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc). Gía trị của V là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 3,36 lít. D. 1,12 lít.
Câu 21: Cần dùng bao nhiêu lít khí nito để điều chế 17 gam NH3. Biết hiệu suất của phản ứng là 25% (thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn). Thể tích khí nito là
A. 44,8 lít. B. 22,4 lít. C. 3,36 lít. D. 11,2 lít.
Câu 22: Vai trò của N2 trong phản ứng: N2 + 3H2 → 2NH3
A. Bazơ B. Axit C. Chất oxi hóa D. Chất khử
Câu 23: Cho phản ứng: P + HNO3(đặc) → A (hợp chất của P có số oxi hóa +5) + B(màu nâu) + H2O. A, B lần lượt là
A. P2O5, NO. B. H3PO4, NO. C. H3PO4, NO2. D. P(NO3)5, NO2.
Câu 24: Hiện tượng nào xảy ra sau đây, khi cho Cu tác dụng với axit HNO3 đặc?
A. Dung dịch có màu xanh, khí NO thoát ra.
B. Dung dịch có màu xanh, khí NO2 thoát ra.
C. Cu không tan.
D. Dung dịch có màu xanh, khí H2 thoát ra.
Câu 25: Dung dịch HNO3 có môi trường
A. Trung tính. B. Lưỡng tính. C. Axit. D. Bazo.
Câu 26: Công thức phân tử của phân đạm ure là
A. NH4Cl. B. (NH2)2CO. C. NH4NO3. D. NaNO3.
Câu 27: Khi cho S nung nóng vào dung dịch HNO3 đặc thu được sản phẩm trong đó có hợp chất X (S có số oxi hóa +6). X là
A. SO2. B. H2SO4. C. SO3. D. H2S.
Câu 28: Chất không nên bón cùng với phân đạm là
A. Vôi. B. Phân chuồng. C. Phân lân. D. Phân kali.
Câu 29: Chất phản ứng với dung dịch H3PO4 là
A. NaOH. B. NaNO3. C. HCl. D. Cu.
Câu 30: Số oxi hóa có thể của N trong NH3 là
A. +5. B. -3. C. +2. D. +3.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 11 – ĐỀ SỐ 1
1A 2A 3C 4B 5C 6D 7D 8D 9A 10A 11B 12D 13C 14A 15C 16D 17B 18D 19A 20D 21A 22C 23C 24B 25C 26B 27B 28A 29A 30B
2. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 2
SỞ GD& ĐT ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. Viết phương trình điện li các chất sau
Ba(NO3)2 →
CuSO4 →
KOH →
HClO
Câu 2. Hãy giải thích vì sao nước cất không dẫn điện còn nước tự nhiên như nước mưa, nước ao hồ sông suối ... đều dẫn được điện?
Câu 3. Hãy cho biết môi trường của các dung dịch có giá trị pH và [H+] như sau
pH = 9
pH = 7
[H+] = 10-4
[H+] = 10-11
Câu 4. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào [ ] trong các phát biểu sau:
a. Muối, axit, bazơ, nước là chất điện li còn đường ăn, rượu etylic, benzen, xăng, dầu không phải là chất điện li [ ]
b. Theo Areniut, một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ [ ]
c. Dung dịch rất loãng của NaCl chỉ chứa các ion Na+ và Cl-, không chứa phân tử NaCl [ ]
d. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. [ ]
Câu 5. Tính pH của các dung dịch sau (giả sử sự điện li xảy ra hoàn toàn và tích số ion của nước bằng 10-14 )
a. Dung dịch HNO3 0,0001M
b. Dung dịch Ba(OH)2 0,0005M
c. Trộn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch NaOH 0,05M. Tính pH của dung dịch tạo thành
Câu 6. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 có pH = 12 (giả sử sự điện li xảy ra hoàn toàn và tích số ion của nước bằng 10-14 )
Câu 7. Dung dịch A chứa NaHSO4, KHSO4; dung dịch B chứa NaHCO3 và Ba(HCO3)2 . Khi trộn dung dịch A với dung dịch B thì những ion nào tác dụng với nhau? viết các phương trình ion thu gọn đó.
Câu 8. Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau
a. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
b. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 9. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau.
a. HNO3 + Ba(OH)2 →
b. Fe2(SO4)3 + KOH →
c. CaCO3 + HCl →
Câu 10. Viết phương trình phân tử của các phương trình ion thu gọn sau:
a. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
b. Ba2+ + SO42- → BaSO4
Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: NaCl, Ca(OH)2, KHSO4, HNO3. Hãy mô tả các hiện tượng xảy ra (nếu có)?
Câu 12. Cho dung dịch X chứa 0,01 mol Na+,0,02 mol K+, 0,005 mol SO42-, x mol OH- vào dung dịch Y chứa 0,015 mol Ba2+, 0,01 mol K+, 0,03 mol Cl-, y mol HCO3- thu được 1 lít dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 11
Câu 1: Viết phương trình điện li các chất sau
Ba(NO3)2 → Ba2+ + 2NO3-
CuSO4 → Cu2+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
HClO H+ + ClO-
Câu 2: Hãy giải thích vì sao nước cất không dẫn điện còn nước tự nhiên như nước mưa, nước ao hồ sông suối… đều dẫn được điện?
- Vì nước tự nhiên có chứa các cation kim loại và anion gốc axit chuyển động tự do
Câu 3: Hãy cho biết môi trường của các dung dịch có giá trị pH và [H+] như sau
pH = 9 → Bazơ
pH = 7 → Trung tính
[H+] = 10-4 → Axit
[H+] = 10-11 → Bazơ
Câu 4: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào [ ] trong các phát biểu sau:
a. Muối, axit, bazơ, nước là chất điện li còn đường ăn, rượu etylic, benzen, xăng, dầu không phải là chất điện li [Đ]
b. Theo Areniut, một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ. [S]
c. Dung dịch rất loãng của NaCl chỉ chứa các ion Na+ và Cl-, không chứa phân tử NaCl. [Đ]
d. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng. [Đ]
Câu 5:
a. [H+] = 10-4 → pH = 4
b. [OH-] = 0,001 → [H+] = 10-11 → pH =11
c. nH+ = 0,02 mol, nOH- = 0,015 mol
H+ + OH- → H2O → [H+]dư = 0,02 - 0,015/0,5 = 10-2 → pH = 2
Câu 6: Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
[H+] = 10-12 → [OH-] = 10-2 = 0,01mol; [Ba2+] = 0,005mol
Câu 7: HSO4- + HCO3- → SO42- + CO2 + H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Câu 8:
a. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2
b. Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
Câu 9:
a. 2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O
H+ + OH- → H2O
b. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3 + 3K2SO4
Fe3+ + 3OH- →Fe(OH)3
c. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O
Câu 10:
a. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
b. Ba2+ + SO42- → BaSO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Câu 11: NaCl: Không hiện tượng
Ca(OH)2: Kết tủa trắng
KHSO4: Kết tủa trắng và khí
HNO3: Xuất hiện khí
Câu 12: x = 0,02 và y = 0,01
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ba2+ + SO42- → BaSO4
Ba2+ + CO32- → BaCO3
[OH-]dư = 0,01→ [H+] =10-12 = pH = 12
3. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 3
SỞ GD&ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Dung dịch Ba(OH)2 0,0005M và dung dịch HNO3 0,0001M có pH lần lượt là:
A. 3,3 và 4
B. 4 và 3
C. 3 và 4
D. 11 và 4
Câu 2: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện
B. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
C. Sự điện li là sự hoà tan một chất vào nước thành dung dịch
D. Sự điện li là quá trình oxi hoá - khử
Câu 3: Chất nào trong các chất sau là chất điện ly.
A. Nước cất
B. Benzen
C. Axit clohidric
D. Glucorơ
Câu 4: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,1M là:
A. 0,3M
B. 0,1M
C. 0,4M
D. 0,2M
Câu 5: Các cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch?
A. CaF2 và H2SO4.
B. CH3COOK và BaCl2.
C. Fe2(SO4)3 và KOH.
D. CaCl2 và Na2SO4.
Câu 6: Hoà tan một axit vào nước kết quả là
A. [H+] < [OH-]
B. [H+] = [OH-]
C. [H+] > [OH-]
D. Không xác định được
Câu 7: phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi
A. Phản ứng tạo thành chất kết tủa
B. Phản ứng tạo thành chất khí
C. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 8: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần dùng để trung hòa 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là:
A. 100ml
B. 150ml
C. 200ml
D. 300ml
Câu 9: Dung dịch muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4Cl.
B. B. NaHCO3.
C. CH3COONa.
D. Ba(NO3)2.
Câu 10: Dãy gồm các chất điện li yếu là
A. BaSO4, H2S, NaCl, HCl
B. H2S, H3PO4, CH3COOH, Cu(OH)2
C. CuSO4, NaCl, HCl, NaOH
D. Na2SO3, NaOH, CaCl2, CH3COOH
Câu 11: Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1 mol), Mg2+ (0,05 mol), Cl- (0,06 mol), SO42-. Số mol ion SO42- là:
A. 0,05 mol
B. 0,1 mol.
C. 0,07mol
D. 0,06 mol
Câu 12: Hòa tan m (g) Na vào nước được 100ml dung dịch có pH = 13, m có giá trị là:
A. 0,23g
B. 0,46g
C. 1,25g
D. 2,3g
Câu 13: Theo Areniut hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Pb(OH)2.
C. Zn(OH)2
D. Cả A,B,C.
Câu 14: Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10M. Môi trường của dung dịch là:
A. Không xác định
B. Trung tính
C. Bazơ
D. Axit
Câu 15: Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 10 lít dung dịch HCl có pH = 3 để được dung dịch HCl có pH = 4?
A. 10 lít
B. 90 lít
C. 100 lít
D. 9 lít
---Để xem tiếp nội dung từ câu 15-30 của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
4. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 4
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây:
A. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí
B. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng
C. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà
D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
Câu 2: Công thức của phân urê là:
A. NH2CO
B. (NH4)2CO3
C. (NH2)2CO3
D. (NH2)2CO
Câu 3: Thành phần của phân amophot gồm:
A. (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4
B. (NH4)3PO4 và NH4H2PO4
C. Ca(H2PO4)2 và NH4H2PO4
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4
Câu 4: Có thể dùng bình đựng HNO3 đặc, nguội bằng kim loại nào:
A. Sắt, nhôm
B. Đồng, bạc
C. Đồng, chì
D. Đồng, kẽm
Câu 5: Hòa tan hết m(g) Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lít và có tỷ khối đối với hiđrô là 16,75. Giá trị của m là:
A. 9,252
B. 2,7g
C. 8,1g
D. 9,225g
-----Còn tiếp-----
5. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 5
TRƯỜNG THPT MARIE CURIE
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I
MÔN HÓA HỌC– KHỐI 11
NĂM HỌC 2019-2020
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a) Photpho + Kim loại Mg → …
b) Cacbon + H2SO4 đậm đặc → …
c) Si + .?. + .?. → Na2SiO3 + .?.
d) Canxi photphat + .?. → Axit photphoric + .?.
Câu 2: Thực hiện chuỗi biến hóa sau đây, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
Đồng nitrat → Nitơ dioxit → Axit nitric → Amoni nitrat → Natri nitrat
Câu 3: Viết phương trình phản ứng hóa học dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn khi cho các cặp dung dịch sau đây phản ứng
a) Canxi hidroxit + Canxi hidrophotphat → …
b) Bari nitrat + Kali cacbonat → …
Câu 4: Hãy xác định công thức hóa học của muối (A) với dữ kiện sau đây:
Cho dung dịch muối (A) tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thì thu được chất kết tủa màu trắng , một chất khí có thể làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp kim loại Mg Và Al vào dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch (A) và 1,8816 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch (A) thu được 6,108 gam hỗn hợp muối khan. Tìm giá trị m.
-----Còn tiếp-----
6. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 6
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11
NĂM HỌC 2019 - 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Phần trắc nghiệm (6,0 điểm)
Câu 1: Những ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+
B. SO42-, Ba2+, Fe2+, Al3+
C. Cl-, NO3-, Ba2+, Fe2+
D. NO3-,OH- Ba2+, Fe3+
Câu 2: Thành phần chính của cát là:
A. Si
B. Na2SiO3
C. H2SiO3
D. SiO2
Câu 3: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, Al2O3, MgO
B. Cu, Fe, Zn, Mg
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO
D. Cu, Fe, Al, MgO
Câu 4: Một dung dịch chứa các ion sau Fe2+, Mg2+, H+, K+, Cl-, Ba2+. Muốn tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất mà không đưa thêm ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch đó tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch nào sau đây?
A. K2SO3.
B. Na2CO3.
C. Ba(OH)2.
D. K2SO4
Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa muối :
A. NaHCO3
B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3
D. Không xác định được
-----Còn tiếp-----
7. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 7
Trường: THPT Nguyễn Trung Trực
Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
8. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 8
Trường: THPT Đông Du
Số câu: 5 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
9. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 9
Sở GD&ĐT Quảng Nam
Số câu: 15 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
10. Đề kiểm tra 1 tiết HK1 – Số 10
Trường: THPT Tôn Thất Tùng
Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
...
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---